Đuổi muỗi, tránh sốt xuất huyết bằng vài thứ có sẵn trong nhà

Trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu lan rộng, việc phòng tránh hay đuổi muỗi ở mỗi gia đình là vô cùng cần thiết.

Thời gian gần đây, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu lan rộng trên nhiều tỉnh thành cả nước. Theo thông tin từ Sở Y Tế Hà Nội, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố, số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh trong 4 tuần gần đây.

Sốt xuất huyết là bệnh virus do muỗi truyền, giống như cúm nặng, đôi khi gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với những người có sức đề kháng kém hay trẻ em. Chính vì vậy trong thời điểm dịch đang có những diễn biến căng thẳng, các biện pháp phòng tránh muỗi trong các gia đình là vô cùng quan trọng, thậm chí nó còn được coi là vấn đề then chốt trong công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Đuổi
Phòng chống muỗi được coi là vấn đề then chốt trong công tác phòng chốt sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa).

Bên cạnh các biện pháp như xịt hóa chất diệt muỗi, sử dụng các loại đèn, vợt muỗi, có một số mẹo chế dung dịch đuổi muỗi đơn giản mà các gia đình có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà và thực hiện hàng ngày. Từ đó củng cố sự chắc chắn của "hàng rào chống muỗi" tại gia đình mình, bảo vệ các thành viên tối đa trước dịch xuất sốt huyết.

Các nguyên liệu được sử dụng là những thứ rất "tầm thường", giá rẻ quanh cuộc sống gia đình hàng ngày, như vỏ cam, vỏ bưởi, sả hay dầu gió...

1. Dùng vỏ bưởi, vỏ cam

Các loại hoa quả ăn thường ngày như cam, quýt hay bưởi, sau khi gọt vỏ, người dùng đừng vội bỏ đi. Bởi vỏ cam, vỏ quýt hay vỏ bưởi đều chứa hàm lượng tinh dầu nhất định, có tác dụng đuổi côn trùng, hay cụ thể là đuổi muỗi. Ví dụ như trong tinh dầu bưởi có chứa pectin, naringin và một vài chất khác, có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, chống oxy hóa hay khử mùi...

Chính vì vậy, tận dụng các loại vỏ cam, vỏ quýt hay vỏ bưởi thành thứ đuổi muỗi trong nhà là một giải pháp hiệu quả, dễ thực hiện và giá thành rẻ.

Đuổi muỗi, tránh sốt xuất huyết bằng vài thứ có sẵn trong nhà
Vỏ cam, quýt hay bưởi đều có thể tận dụng để đuổi muỗi. (Ảnh minh họa).

Cách thực hiện đơn giản như sau: Người dùng đem vỏ các loại quả đi phơi khô, sau đó cho vào một chiếc bát, chiếc cốt, đốt để chúng tỏa ra mùi hương nhẹ. Có thể đặt ở nhiều khu vực trong nhà như các góc tường, cửa ra vào hay các gầm tủ, gầm giường.

Tuy nhiên, cách làm này chỉ duy trì được trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Người dùng có thể cân đối thực hiện 2-3 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả. Khi đốt cũng cần để ý các vật liệu dụng quanh, không đặt gần các vật dễ cháy.

2. Dùng dầu gió

Dầu gió có thành phần chủ yếu là tinh dầu bạc hà, dầu tràm... Chúng đều là những nguyên liệu có khả năng đuổi muỗi vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, chất nepetalactone trong tinh dầu bạc hà của dầu gió chính là một loại hợp chất có thể khiến muỗi bị "choáng" từ đó bị tiêu diệt khi ngửi phải.

Cách đuổi muỗi bằng lọ dầu gió đó là người dùng mở nắp lọ và đặt ở góc nhà. Lúc này, hương dầu gió sẽ theo gió lan tỏa ra toàn bộ không gian, từ đó muỗi sẽ tránh xa những khu vực có mùi này. Có một cách làm khác nữa có thể phát huy tác dụng nhanh hơn, đó là bôi dầu gió lên cánh quạt và bật cho thiết bị chạy.

Đuổi muỗi, tránh sốt xuất huyết bằng vài thứ có sẵn trong nhà
Cũng chính bởi công dụng đuổi muỗi hiệu quả mà dầu gió từ xưa cũng được áp dụng bôi lên làn da con người, đặc biệt là da trẻ em để loài côn trùng gây hại này "cao chạy xa bay". (Ảnh minh họa).

3. Dùng nước rửa bát

Sở hữu tính kiềm cùng một lượng chất tẩy rửa nhất định trong thành phần, từ đó nước rửa bát cũng có khả năng diệt côn trùng, đuổi muỗi hiệu quả. Cụ thể, nước rửa bát sẽ ức chế sự phát triển, ngăn chặn sự sinh sôi của chúng.

Cách thực hiện với nước rửa bát đó là người dùng pha khoảng 2 thìa nước rửa bát với một lượng nước nhất định, hòa tan dung dịch cho đến khi cả 2 đã được trộn đều. Sau đó cho dung dịch vào một bình xịt và xịt vào những khu vực thường có nhiều muỗi, côn trùng.

Việc sử dụng nước rửa bát để đuổi muỗi, diệt muỗi được đánh giá là đem lại hiệu quả tốt hơn 2 phương pháp trên, đồng thời an toàn, thân thiện với con người hơn so với việc xịt hóa chất.

Đuổi muỗi, tránh sốt xuất huyết bằng vài thứ có sẵn trong nhà
 Nước rửa bát cũng có khả năng diệt côn trùng, đuổi muỗi hiệu quả. (Ảnh minh họa).

Ba phương pháp bằng 3 loại nguyên liệu khác nhau trên chỉ là ví dụ cho rất nhiều cách người dùng có thể dễ dàng thực hiện để đuổi muỗi tại nhà. Ngoài ra, người dùng có thể tham khảo thêm các phương pháp dùng tỏi, húng quế hay các loại cây, hoa.

Để phòng tránh muỗi cũng như dịch sốt xuất huyết triệt để, ngay từ không gian sống hàng ngày, người dùng cũng nên luôn giữ sự thông thoáng và sạch sẽ. Cleanpedia, chuyên trang của Unilever hướng dẫn rằng, nhà cửa hay các vật dụng trong nhà nên được lau chùi sạch sẽ bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng hàng ngày.

Đuổi muỗi, tránh sốt xuất huyết bằng vài thứ có sẵn trong nhà
Nhà cửa nên được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng thường xuyên để phòng tránh muỗi triệt để. (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, người dùng nên cần đặc biệt chú ý tới những khu vực dễ trở thành môi trường sống lý tưởng của muỗi như các khu vực góc, gầm tối trong nhà, những khu vực ao tù, nước đọng. Một số vật dụng người dùng có thể trang bị trong nhà để phòng tránh muỗi đó là các loại màn, thuốc chống muỗi...

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ảo giác thính giác là gì?

Ảo giác thính giác là gì?

Ảo giác thính giác là hiện tượng nghe thấy những âm thanh hoặc giọng nói mà không có nguồn gốc hoặc nguyên nhân quan sát được.

Đăng ngày: 07/10/2023
Top 10 nguyên nhân gây đỏ mắt và cách điều trị

Top 10 nguyên nhân gây đỏ mắt và cách điều trị

Không chỉ đau mắt đỏ, nhiều tình trạng khác cũng có thể gây đỏ mắt. Một số tình trạng cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến thị lực và gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Đăng ngày: 06/10/2023
Bệnh sợ xã hội là gì?

Bệnh sợ xã hội là gì?

Theo Neurosciencenews, rối loạn lo âu xã hội ảnh hưởng đến 40 triệu người Mỹ, biểu hiện ở việc khó chịu với những cuộc tụ tập đông người hay kể cả buổi hẹn cà phê riêng tư.

Đăng ngày: 22/09/2023
Nguyên nhân gây đau hốc mắt và thời điểm cần gặp bác sĩ

Nguyên nhân gây đau hốc mắt và thời điểm cần gặp bác sĩ

Hốc mắt là một dạng cấu tạo hốc xương hình tháp có đỉnh hướng về phía sau với phần đáy mở rộng ra phía trước nhờ xương sọ và các xương mặt cấu tạo thành.

Đăng ngày: 21/09/2023
Vẹo cổ ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vẹo cổ ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vẹo cổ ở người lớn có thể do chấn thương, vận động mạnh, bệnh lý tiềm ẩn,... Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng này có thể gây ra cơn đau suy nhược và giảm khả năng vận động.

Đăng ngày: 20/09/2023
Đột quỵ mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đột quỵ mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu bạn bị mất thị lực hoặc mất thị lực một phần, tức là mất thị lực chỉ ở một mắt và không bị đau, có thể bạn đang bị đột quỵ mắt (tắc động mạch võng mạc).

Đăng ngày: 19/09/2023
Những điều cần biết về rối loạn chuyển hóa axit béo ở trẻ sơ sinh

Những điều cần biết về rối loạn chuyển hóa axit béo ở trẻ sơ sinh

Rối loạn chuyển hóa axit béo ở trẻ sơ sinh là một hội chứng có tính di truyền.

Đăng ngày: 12/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News