Đột quỵ mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mọi người đều biết đến đột quỵ não, một tình trạng nguy hiểm để lại nhiều di chứng và có nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, đột quỵ mắt có lẽ là thuật ngữ còn xa lạ với nhiều người. Số người bị đột quỵ ở mắt ước tính khoảng 1 đến 2/100.000 người mỗi năm.

Vậy đột quỵ mắt là gì? Tình trạng này nguy hiểm như thế nào? Có thể phòng ngừa được hay không?

1. Đột quỵ mắt là gì?

Đột quỵ mắt còn được gọi là tắc động mạch võng mạc, tình trạng này xảy ra khi các tĩnh mạch hoặc động mạch của võng mạc bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc mạch máu bị thu hẹp dẫn tới mất thị lực.

Có nhiều loại đột quỵ mắt, tùy thuộc vào mạch máu bị ảnh hưởng như:

  • Tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO): Tĩnh mạch chính của võng mạc bị tắc nghẽn.
  • Tắc động mạch trung tâm võng mạc (CRAO): Động mạch trung tâm của võng mạc bị tắc nghẽn.
  • Tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh (BRVO): Các tĩnh mạch nhỏ của võng mạc bị tắc nghẽn.
  • Tắc nhánh động mạch võng mạc (BRAO): Các động mạch nhỏ của võng mạc bị tắc nghẽn.

Không phải lúc nào cũng rõ lý do tại sao đột quỵ mắt xảy ra nhưng một số tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như huyết áp cao và tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tình trạng đột quỵ này.

Đột quỵ mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đột quỵ mắt xảy ra khi các tĩnh mạch hoặc động mạch của võng mạc bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc mạch máu bị thu hẹp dẫn tới mất thị lực đột ngột. (Ảnh: Internet).

2. Dấu hiệu đột quỵ mắt

Đột quỵ mắt thường xảy ra với rất ít cảnh báo về tình trạng mất thị lực sắp xảy ra. Hầu hết những người bị đột quỵ mắt đều nhận thấy mất thị lực ở một mắt khi thức dậy vào buổi sáng hoặc thị lực kém đi trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Hiếm khi có bất kỳ cơn đau nào.

Theo Medicalnewstoday, các triệu chứng khi bị đột quỵ mắt bao gồm:

  • Mất toàn bộ hoặc một phần thị lực. Những thay đổi về thị lực bắt đầu nhỏ nhưng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
  • Không thể nhìn từ bên cạnh mắt
  • Tầm nhìn mờ hoặc bị bóp méo
  • Thấy các vùng tối (điểm mù) ở nửa trên hoặc nửa dưới của tầm nhìn

3. Ai dễ bị đột quỵ mắt?

Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ ở mắt nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng này như:

  • Người trung niên và người già.
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Mắc bệnh tăng nhãn áp
  • Gặp các vấn đề ảnh hưởng đến lưu lượng máu, chẳng hạn như huyết áp cao và cholesterol cao
  • Mắc các bệnh tim mạch khác
  • Thu hẹp động mạch cảnh hoặc động mạch cổ
  • Bị rối loạn máu hiếm gặp
  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại đột quỵ.

Đột quỵ mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Người già dễ bị đột quỵ mắt hơn. (Ảnh: Internet).

4. Đột quỵ mắt gây ra biến chứng gì?

Đột quỵ mắt có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên các biến chứng thường gặp ở những người để tình trạng này tiến triển trong thời gian dài mà không can thiệp và điều trị kịp thời.

  • Phù hoàng điểm: hoàng điểm là phần giữa của võng mạc giúp tăng cường thị lực. Phù hoàng điểm là tình trạng tích tụ dịch trong hoàng điểm, gây ra tình trạng hoàng điểm sưng và dày lên, làm tầm nhìn bị biến dạng.
  • Tân mạch ở mắt: là tình trạng xuất hiện các mạch máu mới bất thường phát triển ở võng mạc, có thể rò rỉ vào thủy tinh thể và gây giảm thị lực. Trong trường hợp nghiêm trọng, võng mạc có thể bị bong ra hoàn toàn.
  • Bệnh tăng nhãn áp thần kinh: tăng áp lực trong mắt do sự hình thành các mạch máu mới.
  • Mù lòa.

5. Làm thế nào để chẩn đoán đột quỵ mắt?

Bạn không thể dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán tình trạng này, các triệu chứng chỉ có thể cảnh báo rằng sức khoẻ mắt của bạn đang có vấn đề.

Để chẩn đoán đột quỵ mắt thì điều cần thiết là đến bệnh viện thăm khám. Bác sĩ sẽ bắt đầu thăm khám bằng cách làm giãn mắt bạn để kiểm tra thể chất. Họ sẽ sử dụng kính soi đáy mắt để nhìn chi tiết bên trong mắt bạn.

Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể được chỉ định như:

  • Chụp cắt lớp mạch lạc quang học (OCT), một xét nghiệm hình ảnh có thể phát hiện sưng võng mạc.
  • Chụp mạch huỳnh quang. Đối với xét nghiệm này, thuốc nhuộm sẽ được tiêm vào cánh tay của bạn để giúp làm nổi bật các mạch máu trong mắt.

Vì các vấn đề về mắt có thể do bệnh lý có từ trước gây ra nên bạn cũng có thể được kiểm tra bệnh tăng nhãn áp, huyết áp cao và tiểu đường. Sức khỏe tim mạch của bạn cũng có thể cần được kiểm tra. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc một trong những tình trạng này, điều đó có thể ảnh hưởng đến việc điều trị đột quỵ mắt của bạn.

Đột quỵ mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Để chẩn đoán đột quỵ mắt thì người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra. (Ảnh: Internet).

6. Điều trị đột quỵ mắt

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương do đột quỵ mắt gây ra. Các liệu pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Xoa bóp vùng mắt để mở võng mạc
  • Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông
  • Sử dụng thuốc chống yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, được tiêm trực tiếp vào mắt
  • Corticosteroid cũng có thể được tiêm vào mắt
  • Liệu pháp quang đông toàn võng mạc nếu bạn hình thành mạch máu mới sau đột quỵ mắt
  • Điều trị bằng laser

Nhưng mỗi người có tình trạng bệnh lý khác nhau. Do đó, mọi người cần tuyệt đối tuân theo chỉ định điều trị từ bác sĩ. Tuy nhiên, điều trị càng sớm thì cơ hội lấy lại thị lực càng cao, vì vậy khi có các dấu hiệu nghi ngờ mọi người nên đến bệnh viện thăm khám sớm.

7. Cách phòng ngừa đột quỵ mắt

Đột quỵ mắt không thể phòng ngừa hoàn toàn nhưng một số biện pháp có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh như:

  • Những người bị tiểu đường nên có chế độ và lối sống lành mạnh để để kiểm soát lượng đường trong máu trong phạm vi được khuyến cáo.
  • Điều trị nếu bạn bị tăng nhãn áp. Bệnh tăng nhãn áp làm tăng áp lực trong mắt, làm tăng nguy cơ đột quỵ ở mắt.
  • Theo dõi huyết áp vì huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại đột quỵ.
  • Kiểm tra cholesterol, nếu cholesterol cao bạn nên cân đối lại chế độ ăn uống và lối sống.
  • Không hút thuốc lá.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
  • Kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/lần.

Trên đây là những thông tin về tình trạng đột quỵ mắt. Có một điều đáng lưu ý đó là bị đột quỵ mắt có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cũng có thể có nguy cơ bị đột quỵ não. Nhiều yếu tố rủi ro là giống nhau đối với cả hai tình trạng này. Do đó, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để xem liệu bạn có nguy cơ dễ bị đột quỵ hay không cũng như các cách bảo vệ sức khoẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều cần biết về rối loạn chuyển hóa axit béo ở trẻ sơ sinh

Những điều cần biết về rối loạn chuyển hóa axit béo ở trẻ sơ sinh

Rối loạn chuyển hóa axit béo ở trẻ sơ sinh là một hội chứng có tính di truyền.

Đăng ngày: 12/09/2023
Vừa đau họng vừa đau tai là bệnh gì?

Vừa đau họng vừa đau tai là bệnh gì?

Vừa đau họng vừa đau tai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, hầu hết tình trạng này không quá nguy hiểm.

Đăng ngày: 08/09/2023
Người đàn ông duy nhất ở Anh mắc căn bệnh cực hiếm

Người đàn ông duy nhất ở Anh mắc căn bệnh cực hiếm

Trong số những người được cho là mắc bệnh lạ nhất thế giới và tại Anh nói riêng có nhà báo David Rose. David mắc phải căn bệnh có tên Hội chứng sừng chẩm.

Đăng ngày: 08/09/2023
Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng này gây ra các triệu chứng như đau, tê, dị cảm, yếu cơ ở các ngón tay và bàn tay.

Đăng ngày: 31/08/2023
Ngộ độc sau ăn cà độc dược: Triệu chứng và cách xử lý!

Ngộ độc sau ăn cà độc dược: Triệu chứng và cách xử lý!

Cà độc dược là vị thuốc trong Đông y nhưng nếu dùng không đúng cách có thể gây ngộ độc hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Đăng ngày: 23/08/2023
Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là một hội chứng bất thường của não bộ khi tâm lý có sự thay đổi không ổn định về mặt cảm xúc.

Đăng ngày: 23/08/2023
Một người có thể mắc sốt xuất huyết mấy lần trong đời?

Một người có thể mắc sốt xuất huyết mấy lần trong đời?

Một người có thể bị mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời, tương ứng với 4 chủng virus Dengue.

Đăng ngày: 11/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News