Câu hỏi dễ mà khó: Bạn có biết loài kiến ăn gì không?

Đã bao giờ bạn thắc mắc loài kiến ăn gì chưa?

Hầu hết các loài kiến đều háu ăn và có thể ăn được gần như mọi thứ, nhưng trên thế giới có hơn 10.000 loại kiến và không phải tất cả các loài đều ăn cùng một thứ. Các chuyên gia kiểm soát dịch hại phân loại kiến thành hai loại theo chế độ ăn uống của chúng: đường và dầu mỡ. Kiến đường ăn đường, mật ong và tất cả mọi thứ ngọt, trong khi kiến mỡ thích dầu và thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc chất béo. Đó là một sự khác biệt để bạn đánh giá loài kiến ở một vài khu vực trên thế giới. Ví dụ, nếu bạn đi xuống Nam và Trung Mỹ, bạn sẽ tìm thấy một nhóm kiến hung dữ hơn thường ăn thịt chuột, gà, lợn và thậm chí cả dê!

Chế độ ăn của kiến

Câu hỏi dễ mà khó: Bạn có biết loài kiến ăn gì không?
Kiến đòi hỏi một chế độ ăn giàu protein, carbohydrate và lipid có trong các loại thực phẩm khác nhau.

Cũng giống như chúng ta, kiến cần thức ăn làm nhiên liệu. Do đó, chúng đòi hỏi một chế độ ăn giàu protein, carbohydrate và lipid có trong các loại thực phẩm khác nhau. Chế độ ăn này cũng tương đương với động vật có vú. Hãy xem xét vật nuôi của bạn, ví dụ: con chó của bạn thường cần 30% protein trong chế độ ăn của nó, nhưng con mèo cưng của bạn có thể yêu cầu lượng protein cao tới 90%. Kiến đường thường chú ý đến các loại thức ăn ngọt nhưng những con kiến đầu to thường tìm kiếm nguồn thức ăn giàu protein và chất béo.

Hàm của kiến

Nếu bạn quan sát kỹ những con kiến, đặc biệt là những loài có kích thước lớn như kiến thợ mộc, bạn sẽ nhận thấy rằng chúng chắc chắn có một cái miệng với bộ hàm cứng cáp. Chúng kiếm ăn bằng cách nhấc vụn các hạt thức ăn vào trong hàm và nghiền nát chúng để trộn với nước bọt. Hầu hết các loài kiến đều có khả năng hạn chế đối với thức ăn rắn, nhiều loài không bao giờ tìm kiếm và nuốt chửng thức ăn rắn.

Câu hỏi dễ mà khó: Bạn có biết loài kiến ăn gì không?
Những loài kiến lớn như kiến thợ có một cái miệng với bộ hàm cứng cáp. 

Kiến thợ, một trong những giống kiến phổ biến bạn nhìn thấy xung quanh, có hai dạ dày. Dạ dày đầu tiên được gọi là phân khúc bụng đầu tiên (mesosoma) và nó có chức năng như một không gian lưu trữ thực phẩm. Dạ dày thứ hai được gọi là rostrum và là nơi thức ăn lỏng (nước bọt) đi khắp cơ thể để cung cấp dinh dưỡng cho kiến.

Bây giờ chúng ta đã biết về giải phẫu và chế độ ăn của kiến, chúng ta hãy nhìn vào thực phẩm cụ thể mà kiến thường ăn.

Đường và mật ong

Kiến rất yêu đường! Kiến thường tìm kiếm mật hoa có đường hoặc chất lỏng mà thực vật tạo ra. Chúng nuốt chửng một chất như mật ong do Aphidoidea – một loại côn trùng chuyên hút nhựa cây tạo ra. Thậm chí, kiến còn tha những con Aphidoidea về tổ và xem như một nguồn dự trữ mật để ăn dần.

Hạt giống và nấm

Câu hỏi dễ mà khó: Bạn có biết loài kiến ăn gì không?
Kiến cắt lá là một loại kiến kỳ quặc có xu hướng cắt lá thành những mảnh nhỏ.

Những con kiến khác đi ra ngoài để tìm kiếm các lựa chọn thuần chay, chẳng hạn như hạt, ngô, ngũ cốc, lá, v.v ... Thật thú vị, một số loài kiến không chỉ ăn cỏ từ vườn, mà còn trở thành người làm vườn! Kiến cắt lá là một loại kiến kỳ quặc có xu hướng cắt lá thành những mảnh nhỏ. Tuy nhiên, chúng không ăn những lá này. Sau khi cắt lá thành những phần nhỏ, chúng đưa lá vào hang, nhai chúng thành bột giấy và lưu trữ bột giấy với phân của chúng. Hỗn hợp này kích thích sự phát triển của nấm, đó là thứ mà loài kiến cắt lá muốn ăn.

Mối và côn trùng

Kiến thợ mộc có tiếng là ăn gỗ, nhưng chúng không thực sự tiêu thụ cellulose. Kiến thợ mộc đào hang vào gỗ và làm tổ. Khi chúng làm tổ bên trong gỗ, chúng làm cho nó ngày càng rỗng. Bạn có thể xác định tổ kiến này nếu bạn thấy những đống bụi gỗ gần đó. Mặc dù kiến thợ mộc giống như những con kiến yêu đường bình thường nhưng chúng cũng ăn mối và thịt của những con côn trùng chết khác.

Câu hỏi dễ mà khó: Bạn có biết loài kiến ăn gì không?
Kiến lửa là một loại kiến ăn côn trùng khác.

Kiến lửa là một loại kiến ăn côn trùng khác. Dầu trong côn trùng và giun thu hút chúng. Kiến lửa là một loại kiến ăn thịt, đốt con mồi và cắt chúng thành những mảnh nhỏ, chúng có thể dễ dàng mang những phần thực phẩm này về lãnh địa của mình.

Kiến ăn... kiến

Một số giống kiến thậm chí là ăn thịt đồng loại. Chẳng hạn, kiến quân đội thường xâm chiếm tổ của những đàn kiến khác và ăn tối trên trứng hoặc thậm chí là những con non của kẻ bại trận. Khi mọi thứ trở nên thực sự khủng khiếp, chẳng hạn như trong nạn đói hoặc không có thức ăn, kiến chúa thậm chí còn ăn cả con cái mới đẻ của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những con vi khuẩn

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những con vi khuẩn "zombie"

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những con vi khuẩn xác sống zombie. Đó có thể là lý do giải thích tại sao những con vi khuẩn sống sót được qua một hoặc nhiều đợt kháng sinh.

Đăng ngày: 28/02/2019
Vi khuẩn hóa

Vi khuẩn hóa "thây ma" đe dọa nhiều bệnh nhân

Các nhà khoa học vừa xác định được trạng thái sống sót chưa từng được biết đến mà nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể đã áp dụng để đề kháng lại kháng sinh: tạm hóa "thây ma".

Đăng ngày: 28/02/2019
Sửng sốt với những loài thực vật sở hữu “siêu năng lực”

Sửng sốt với những loài thực vật sở hữu “siêu năng lực”

Không ít loài thực vật trên thế giới sở hữu cho mình những khả năng đặc dị đáng kinh ngạc mà chúng ta hoàn toàn có thể ví chúng như một loại “siêu năng lực”!

Đăng ngày: 26/02/2019
Họ virus HIV đã tồn tại gần nửa tỉ năm tuổi

Họ virus HIV đã tồn tại gần nửa tỉ năm tuổi

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Retrovirus, họ virus bao gồm HIV, đã tồn tại gần nửa tỉ năm qua.

Đăng ngày: 26/02/2019
Đẩy vi khuẩn lao vào cơ chế tự hủy

Đẩy vi khuẩn lao vào cơ chế tự hủy

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã đưa ra phương pháp điều trị mới với hy vọng vượt qua sự kháng thuốc của vi khuẩn nhằm điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Đăng ngày: 25/02/2019
Phát hiện họ hàng mới của nhện

Phát hiện họ hàng mới của nhện "Góa phụ đen" có kích thước khổng lồ

Các nhà khoa học Nam Phi vừa phát hiện một loài nhện mới tại khu rừng cát nguyên sinh thuộc tỉnh KwaZulu-Nata nằm ở phía Đông Bắc nước này.

Đăng ngày: 24/02/2019
Món rau của các samurai chứa bí mật trường sinh

Món rau của các samurai chứa bí mật trường sinh

Các nhà khoa học Áo đã phân tích loại "lá ngày mai" mà tương truyền các samurai Nhật Bản ăn mỗi khi bị thương và phát hiện một hợp chất "trường sinh bất lão" đáng ngạc nhiên.

Đăng ngày: 23/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News