Cấu trúc màu trắng kỳ lạ trên mặt hồ Mỹ
Những gò màu trắng bắt đầu xuất hiện ở hồ Great Salt tại Utah với kích thước ngày càng lớn và số lượng tăng lên.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Utah (UGS) kiểm tra những cấu trúc bí ẩn và kết luận đó là một loại muối gọi là gò mirabilite, Newsweek hôm 8/9 đưa tin. Mirabilite còn gọi là muối Glauber, có công thức hóa học Na2SO4•10H2O trong khi công thức của muối thường là NaCl.
Một gò muối ở hồ Great Salt. (Ảnh: Live Science)
Năm 2019, năm đầu tiên chúng tôi trông thấy cấu trúc, chỉ có khoảng 4 gò", Angelic Anderson, cán bộ quản lý công viên hồ Great Salt, cho biết. "Nhưng năm nay, chúng tôi ghi nhận 15 gò, số lượng lớn nhất từng thấy. Chúng cũng trở nên ngày càng lớn, có gò thậm chí cao một mét".
Hồ Great Salt Lake nằm ở ngoại ô thành phố Salt Lake ở Utah, là hồ nước mặn lớn nhất châu Mỹ và lớn thứ 8 trên thế giới. Theo USG, những gò trắng hình thành khi nước khoáng giàu natri sulfate (Na2SO4) từ dưới lòng đất gặp không khí lạnh mùa đông, khiến tinh thể mirabilite ngưng đọng và tích tụ thành gò.
Gò mirabilite thường chỉ xuất hiện trong những tháng lạnh, bởi mirabilite ổn định nhất và kết tủa ở dưới 0 độ C. Thông thường, khu vực lòng hồ này ngập dưới nước, vì vậy muối sẽ hòa tan trong nước hồ. Tuy nhiên, hồ Great Salt đang dần khô cạn.
Theo Cơ quan theo dõi hạn hán Mỹ, gần như toàn bộ chu vi của hồ Great Salt được phân loại là "cực kỳ khô hạn", trong đó khu vực cực đông ở mức "khô hạn trầm trọng". Mực nước hồ liên tục giảm trong các năm gần đây. Hôm 7/9, mực nước hồ ở 1.276 m phía trên mực nước biển. Đây là mực nước thấp nhất từ năm 1847. Kỷ lục trước đó được ghi nhận vào tháng 10/2021, ở mức 1.277 m phía trên mực nước biển.
Gò muối bắt đầu hình thành khi mực nước giảm xuống dưới 1.278 m phía trên mực nước biển. UGS đặt giả thuyết có nhiều gò muối bởi khi gò mirabilite phát triển, chúng bịt kín nguồn nước khoáng, khiến nước ngầm phun lên mặt đất bằng đường mới.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
