Cấu trúc phức tạp của tinh vân sáng nhất trong không gian

Hình ảnh mới nhất của ESO tiết lộ chi tiết đáng kinh ngạc trong cấu trúc phức tạp của một trong những tinh vân lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời, Tinh vân Carina (NGC 3372), nơi những đợt gió và bức xạ rất mạnh từ nhiều những ngôi sao lớn đang tàn phá những đám mây khí và bụi, nơi những ngôi sao được sinh ra.

Bức ảnh này thể hiện tính da dạng của khu vực không gian đãng ngưỡng mộ này, với những cụm sao trẻ, tinh vân khí và bụi lớn, những cột bụi, tô điểm với một trong những cặp sao đẹp nhất trong vũ trụ. Bức ảnh này được thực hiện với sự kết hợp của 6 bộ lọc từ Wide Field Imager (WFI), gắn trên kính viễn vọng ESO/MPG 2,2m tại Đài thiên văn La Silla của ESO đặt tại Chile.

Tinh vân Carina nằm cách chúng ta 7500 năm ánh sáng trong chòm sao cùng tên (Carina). Trải dài khoảng 100 năm ánh sáng, nó to gấp 4 lớn Tinh vân Orion nổi tiếng và sáng hơn nhiều. Đây là khu vực hình thành sao dày đặc với những đường bụi tối chia cắt khí tinh vân phát sáng bao quanh nhiều cụm sao.

Sự phát sáng của Tinh vân Carina chủ yếu là từ khí hydro được làm nóng từ bức xạ mãnh liệt của những sao trong thời kỳ ban đầu. Sự tương tác giữa hydro và ánh sáng cực tím hình thành nên ánh sáng màu đỏ và tím. Tinh vân này chứa nhiều sao có khối lượng gấp ít nhất 50 đến 100 lần mặt trời. Những ngôi sao như vậy có vòng đời rất ngắn, chỉ khoảng vài triệu năm, chỉ như một nháy mắt khi so với vòng đời được dự đoán kéo dài 10 tỷ năm của mặt trời.

Cấu trúc phức tạp của tinh vân sáng nhất trong không gian
Hình ảnh nhiều màu của Tinh vân Carina, cho thấy chi tiết phức tạp trong những ngôi sao và bụi trong khu vực này. Một số vật thể thiên văn học nổi tiếng có thể quan sát thấy từ bức ảnh này: phía dưới bên trái của bức ảnh là một trong những cặp sao đẹp nhất trong vũ trụ, Eta Carinae, với Tinh vân Keyhole nằm ngay cạnh. Một loạt những sao trẻ và sáng bên trên và về phía bên phải của Eta Carinae là cụm sao mở Trumpler 14. Một cụm sao mở thứ hai, Collinder 228, cũng có thể quan sát thấy trên bức ảnh, ngay bên dưới Eta Carinae. Phía Bắc ở trên và phía Đông ở bên trái. Phạm vi của bức ảnh là 0,55 x 0,55 độ, bao trùm một khu vực có kích thước 144 x 144 năm ánh sáng. (Ảnh: Đài thiên văn Nam Âu – ESO).

Một trong những sao ấn tượng nhất, Eta Carinae, cũng được phát hiện thấy trong tinh vân. Đó là một trong những sao lớn nhất trong Milky Way, gấp 100 lần khối lượng mặt trời và sáng gấp 4 triệu lần khiến nó trở thành sao sáng nhất từng được biết đến. Eta Carinae rất bất ổn định và thường tạo ra những vụ nổ dữ dội, đáng kể nhất là sự kiện siêu tân tinh giả năm 1842.

Chỉ trong một vài năm, Eta Carinae trở thành sao sáng thứ hai trên bầu trời và tạo ra ánh sáng nhìn thấy tương đương với một vụ nổ siêu tân tinh (sự quằn quại cuối cùng trước khi chết của một ngôi sao), nhưng nó vẫn tồn tại. Eta Carinae cũng được cho là có một sao đồng hành quay quanh nó trong 5,54 năm, theo một quỹ đạo elip. Cả hai ngôi sao đều có gió mạnh, va chạm nhau và dẫn đến các hiện tượng thú vị. Giữa tháng 1 năm 2009, ngôi sao đồng hành ở vị trí gần nhất đối với Eta Carinae. Sự kiện này, có thể cung cấp hiểu biết mới về cấu trúc gió của những ngôi sao lớn, đã luôn được các thiết bị trên một số kính viễn vọng của ESO theo dõi.

Từ khóa liên quan:

tinh vân

cấu trúc

sáng

không gian

carina

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

Cuộc sống luôn có những sai lầm tồn tại, và sai lầm nào cũng khiến bạn mất đi một thứ gì đó.

Đăng ngày: 23/07/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News