Cầu vồng mặt trăng hiếm gặp xuất hiện trước siêu trăng xanh

Ít nhất hai cầu vồng Mặt trăng, bao gồm một cầu vồng kép tuyệt đẹp, xuất hiện trên bầu trời Mỹ khi siêu trăng xanh đang mọc.

Cầu vồng mặt trăng hiếm gặp xuất hiện trước siêu trăng xanh
Cầu vồng Mặt trăng kép ở Colorado hôm 18/8. (Ảnh: Aaron Watson)

Cầu vồng Mặt trăng cực hiếm thắp sáng bầu trời đêm phía trên nước Mỹ không lâu trước khi siêu trăng xanh nhô cao. Còn gọi là cầu vồng ban đêm, hiện tượng này được tạo ra tương tự cầu vồng thông thường nhưng khác biệt ở chỗ chúng xuất hiện khi ánh trăng thay vì ánh nắng phản chiếu và khúc xạ qua những giọt mưa. Nhưng chúng hiếm hơn nhiều do chỉ có thể nhìn thấy vào đêm trăng tròn, khi vệ tinh tự nhiên của Trái đất sáng nhất trên bầu trời đêm, theo Live Science.

Ánh trăng quá mờ nhạt so với ánh sáng Mặt trời đến mức cầu vồng thường có màu trắng do thụ thể nhận biết màu sắc trong mắt người không hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng yếu để phân biệt quang phổ của các màu, theo Cơ quan Khí tượng Anh. Tuy nhiên, Mặt trăng sáng khác thường trong vài ngày qua trước siêu trăng xanh, nhờ đó cầu vồng này cũng có nhiều màu sắc sống động hơn.

Nhiếp ảnh gia thiên văn Aaron Watson nhìn thấy cầu vồng Mặt trăng kép phía trên Paonia, Colorado, vào khoảng 2 giờ sáng ngày 18/8, theo Spaceweather.com. "Cầu vồng rất rực rỡ thậm chí có thể quan sát bằng mắt thường và tồn tại thêm vài phút rồi chậm rãi tan biến", Watson chia sẻ. Một cầu vồng Mặt trăng cũng được phát hiện cùng đêm ở phía trên hồ Keuka tại bang New York. Cầu vồng này không sáng bằng cầu vồng ở Colorado nhưng vẫn có nhiều dải màu đặc trưng khi chụp bằng camera.

Dù Mặt trăng sẽ kém sáng hơn trong vài đêm tới, các chuyên gia cho biết cầu vồng Mặt trăng vẫn có thể xuất hiện khi trời mưa, miễn là ánh trăng có thể khúc xạ qua giọt mưa. Ngoài ra, hiện tượng này chỉ có thể nhìn thấy khi nguồn sáng là Mặt trăng nằm phía sau người quan sát. Màu sắc của cầu vồng có thể thấy rõ hơn trong ảnh chụp bởi máy ảnh có thể thu được màu sắc mờ ảo mà mắt người bỏ sót.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng do thuốc trầm cảm, kháng sinh

Dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng do thuốc trầm cảm, kháng sinh

Nghiên cứu mới từ Đại học York vừa tiết lộ rằng các con sông trong công viên quốc gia của Anh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các loại thuốc, trong đó có thuốc chống trầm cảm và kháng sinh.

Đăng ngày: 22/08/2024
Nông dân Australia trồng nấm để thu hồi lượng carbon dioxide phát thải

Nông dân Australia trồng nấm để thu hồi lượng carbon dioxide phát thải

Khi gieo hạt giống, những người nông dân sẽ rải thêm một lớp bụi bào tử nấm đã nghiền nhỏ. Chúng sẽ bám vào rễ cây, lấy carbon mà cây hấp thụ từ không khí và khóa chặt trong một kho lưu trữ ngầm.

Đăng ngày: 20/08/2024
Núi lửa phun trào ở Nga sau trận động đất mạnh 7,0 độ richter

Núi lửa phun trào ở Nga sau trận động đất mạnh 7,0 độ richter

Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin cho biết, một ngọn núi lửa đã phun trào sau trận động đất mạnh 7,0 độ richter xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông của Nga.

Đăng ngày: 19/08/2024
Biến vi nhựa thành vật liệu cứng hơn kim cương

Biến vi nhựa thành vật liệu cứng hơn kim cương

Phương pháp mới của Đại học James Cook giúp chuyển đổi vi nhựa thành graphene, vật liệu bền chắc gấp 200 lần thép và có nhiều ứng dụng.

Đăng ngày: 17/08/2024
Ăn nhiều rau, ít thịt giúp giảm 17% lượng khí thải nhà kính

Ăn nhiều rau, ít thịt giúp giảm 17% lượng khí thải nhà kính

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học môi trường, nếu mọi người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh EAT-Lancet sẽ giúp giảm 17% lượng khí thải nhà kính.

Đăng ngày: 16/08/2024
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh sớm

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh sớm

Theo dự báo, không khí lạnh bắt đầu hoạt động từ tháng 9-10 và xu hướng gia tăng tần suất và cường độ mạnh dần từ tháng 11.

Đăng ngày: 16/08/2024
Tháng 7 nóng kỷ lục với hàng loạt thảm họa

Tháng 7 nóng kỷ lục với hàng loạt thảm họa

Trong tháng 7, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đạt mức cao nhất lịch sử, nhiều thảm họa như bão, cháy rừng, lũ lụt, cũng xảy ra.

Đăng ngày: 16/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News