Cầu vũ trụ giữa các chòm thiên hà

Hệ thống Abell 2384 mang theo ám ảnh từ quá khứ thê lương. Vài trăm triệu năm về trước, hai chòm thiên hà lập thành hệ này đã va chạm với nhau.

Kết quả của vụ va chạm này là một chiếc cầu vũ trụ khác thường, chứa đầy khí hydrogen được thành lập, qua đó vật chất lưu chuyển đến tận ngày nay.

Các quan sát gần đây cho thấy, cây cầu vũ trụ này bị các hạt trong không gian liên thiên hà bắn phá dữ dội. Quỹ đạo các hạt này bị một lỗ đen siêu khổng lồ bẻ cong. Đối với các nhà thiên văn học, sự kiện khác thường này mở ra cách nhìn mới về tiến hóa các chòm thiên hà.

Cầu vũ trụ giữa các chòm thiên hà
Hệ thống Abell 2384.

Các nhà khoa học đã quan sát cây cầu khác thường dựa vào Kính viễn vọng điện từ Giant Metrewave ở Ấn Độ, Đài Thiên văn vũ trụ tia X Chandra của NASA và Đài Quan sát XMM-Newton của ESA. Nguyên nhân tạo ra cây cầu này là một lỗ đen siêu khổng lồ trong thiên hà ở vùng ngoài cụm thiên hà phía Nam. Lỗ đen này đã phát ra hai luồng hạt chuyển động theo hai hướng ngược nhau. Trong đó, một luồng hướng vào cầu vũ trụ.

Cầu vũ trụ trải dài trên khoảng cách hơn 3 triệu năm ánh sáng và có khối lượng bằng khoảng 6 nghìn tỷ lần khối lượng Mặt trời của chúng ta, tức là nặng gấp 4 lần Dải Ngân hà. Luồng hạt từ lỗ đen kéo dài khoảng 1,2 triệu năm ánh sáng.

Các loại tương tác khác nhau diễn ra khá thường xuyên giữa các thiên thể. Các thiên hà và các cụm thiên hà liên tục kết nối với nhau. Các nhà thiên văn học gọi hiện tượng đó là “đàn accordion vũ trụ” – các thiên hà, cụm thiên hà di chuyển qua nhau, nối dài hệ thống rồi sau đó lại quay trở về dạng ban đầu. Hiện tượng các chòm thiên hà va chạm vào nhau không nhất thiết phải là va chạm hủy diệt. Hiện tượng này thường giống như 2 đàn chim kết hợp vào làm một, chứ không phải là sự kiện các ô tô va chạm đối đầu.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là từng thiên hà riêng lẻ không bị suy suyển. Các quan sát đối với hệ thống Abell 2384 cho thấy, trong nhiều thiên hà xoắn thuộc chòm thiên hà không còn xảy ra các quá trình tạo sao. Đó là vì sau tương tác, các thiên hà xoắn bị mất các loại khí hiếm (khí trơ) – nhiên liệu cho quá trình tạo sao mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
SpaceX và Elon Musk trước chuyến bay lịch sử đưa người vào vũ trụ

SpaceX và Elon Musk trước chuyến bay lịch sử đưa người vào vũ trụ

Phi hành gia Doug Hurley nói SpaceX không chỉ "chơi tất tay" cho diện mạo tàu vũ trụ, mà còn thiết kế và chế tạo mọi chi tiết bên trong SpaceX Dragon vận hành đạt mức hoàn hảo.

Đăng ngày: 26/05/2020
Trứng chim cút sắp được đưa lên ấp ngoài vũ trụ

Trứng chim cút sắp được đưa lên ấp ngoài vũ trụ

Nga dự kiến sẽ đưa trứng chim cút và lò ấp lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào năm tới để nghiên cứu sự phát triển của phôi.

Đăng ngày: 26/05/2020
Nước tiểu của phi hành gia ở Mặt trăng có ích hơn Trái đất

Nước tiểu của phi hành gia ở Mặt trăng có ích hơn Trái đất

Trên không gian, mọi thứ đều cần được tận dụng, bao gồm cả chất thải của các phi hành gia.

Đăng ngày: 26/05/2020
Phát hiện ngôi sao

Phát hiện ngôi sao "già" gần bằng vũ trụ

Tuổi của ngôi sao này chỉ nhỏ hơn vũ trụ vài trăm triệu năm.

Đăng ngày: 25/05/2020
Trái đất bắt được tín hiệu radio lạ nhấp nháy từ lỗ đen

Trái đất bắt được tín hiệu radio lạ nhấp nháy từ lỗ đen "quái vật"

Nhóm khoa học gia Nhật Bản đã phát hiện một tín hiệu vô tuyến kỳ dị mà họ cho rằng xuất phát từ trung tâm thiên hà chứa trái đất Milky Way.

Đăng ngày: 25/05/2020
Thảm họa vỡ đập ở Mỹ nhìn từ vũ trụ

Thảm họa vỡ đập ở Mỹ nhìn từ vũ trụ

NASA chia sẻ ảnh chụp từ vệ tinh Landsat 8 ghi lại khoảnh khắc nước ở hai đập Edenville và Sanford trên sông Tittabawassee chảy tràn, gây ngập lụt cho Michigan.

Đăng ngày: 25/05/2020
Bí ẩn thiên thạch Carancas

Bí ẩn thiên thạch Carancas "phát ra" căn bệnh lạ

Vài giờ sau khi một thiên thạch lao xuống gần ngôi làng hẻo lánh Carancas ở Peru năm 2007, hàng trăm người bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lạ.

Đăng ngày: 24/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News