Cây bắt ruồi Venus - Loài cây ăn thịt kỳ lạ, tạo ra từ trường khi săn mồi

Theo một nghiên cứu mới, khi cây bắt ruồi Venus - loài cây ăn thịt có tên khoa học là Dionaea muscipula bắt mồi, chúng sẽ tạo ra một lượng từ trường đáng kể.

Tác giả chính Anne Fabricant, một ứng viên tiến sĩ tại Đại học Johannes Gutenberg Mainz và Viện Helmholtz ở Đức cho biết, thay vì phục vụ một chức năng cho cây, từ trường này có thể là một sản phẩm phụ của năng lượng điện chạy qua lá của cây. Đây là một trong những trường hợp đầu tiên mà từ trường được phát hiện ở thực vật.

Các định luật về điện từ quy định rằng bất cứ thứ gì có dòng điện cũng tạo ra từ trường, bao gồm con người, động vật và thực vật. Trên thực tế, đây là một hiện tượng phổ biến ở các sinh vật sống, do đó hiện tượng này còn được gọi là "từ tính sinh học" (biomagnetism). Tuy nhiên, trong khi nhiều nghiên cứu tập trung vào các từ trường như vậy ở người và động vật, thì chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện để hiểu được từ tính sinh học trong thế giới thực vật.

Cây bắt ruồi Venus - Loài cây ăn thịt kỳ lạ, tạo ra từ trường khi săn mồi
Các nhà nghiên cứu đã đo từ trường xung quanh cây bắt ruồi Venus bằng từ kế nguyên tử.

Trong nghiên cứu mới, Fabricant và nhóm của bà đã sử dụng các cảm biến bằng thủy tinh siêu nhỏ gọi là "từ kế nguyên tử" (atomic magnetometers) chứa hơi nguyên tử nhạy cảm với từ trường. Sau đó, họ kích hoạt năng lượng điện, dưới dạng một điện thế hoạt động, chạy qua cây bắt ruồi Venus. Điện thế hoạt động (xuất hiện trong hệ thống thần kinh của động vật và con người) là sự bùng nổ năng lượng điện cho phép các tế bào giao tiếp.

Bà Fabricant giải thích rằng, các điện thế hoạt động có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cây bắt ruồi Venus, kích hoạt bẫy lá của cây kẹp chặt lấy côn trùng khi chúng chạm vào lông nhạy cảm trên lá cây.

Các nhà nghiên cứu đã thử kích thích cây theo một cách khác, bằng cách sử dụng nhiệt, và điều bất ngờ đã xảy ra. Họ phát hiện ra rằng khi được kích thích, cây bắt ruồi Venus đã tạo ra một từ trường có cường độ lên tới 0,5 picotesla, tương đương với mức độ tạo từ trường ra bởi các xung thần kinh ở động vật.

Bà Fabricant cho biết, trước đó, từ trường chỉ được phát hiện ở hai loài thực vật: một loại tảo đơn bào và một cây đậu, nhưng chúng được đo bằng từ kế SQUID, vốn cồng kềnh và cần được làm lạnh ở nhiệt độ cực thấp.

Bà Fabricant bày tỏ: "Thật tuyệt vời khi đã có thể tiến hành các phép đo từ tính sinh học thực vật bằng từ kế nguyên tử, hoạt động ở nhiệt độ phòng, nhỏ gọn và di động. Chúng tôi đã phát hiện từ trường mang lại một số gợi ý về cách các dòng điện phân bố trong bẫy lá của cây bắt ruồi Venus." Các nhà nghiên cứu hy vọng trong tương lai sẽ đo được từ trường thậm chí còn nhỏ hơn ở các loài thực vật khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhện dùng ròng rọc tơ kéo con mồi to gấp 50 lần

Nhện dùng ròng rọc tơ kéo con mồi to gấp 50 lần

Các nhà nghiên cứu phát hiện cách thức nhện chế tạo ròng rọc từ tơ để kéo con mồi to quá khổ như thằn lằn hoặc động vật có vú nhỏ từ nền đất bên dưới.

Đăng ngày: 05/02/2021
Hàng nghìn loài ong

Hàng nghìn loài ong "biến mất" trong 30 năm

Số loài ong mà các nhà nghiên cứu quan sát được giảm mạnh, đồng nghĩa chúng đang trở nên hiếm hơn và quá trình cây thụ phấn bị ảnh hưởng.

Đăng ngày: 04/02/2021
Vi khuẩn đã biết thay hình đổi dạng để tránh thuốc kháng sinh?

Vi khuẩn đã biết thay hình đổi dạng để tránh thuốc kháng sinh?

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều loại vi khuẩn đang tự thay đổi hình dạng để chống lại thuốc kháng sinh.

Đăng ngày: 04/02/2021
Giải mã bí ẩn về cú đập cánh của loài bướm

Giải mã bí ẩn về cú đập cánh của loài bướm

Cách loài bướm bay lượn cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, do đôi cánh to và rộng bất thường của chúng so với kích thước cơ thể của chúng.

Đăng ngày: 04/02/2021
Loài hoa biệt danh “thức ăn cho chó” có vẻ ngoài dễ... gây ngượng

Loài hoa biệt danh “thức ăn cho chó” có vẻ ngoài dễ... gây ngượng

Được biết đến dưới cái tên “thức ăn cho chó”, Hydnora Africana là một loài cây ký sinh được xếp vào loại lạ lùng nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 31/01/2021
Bí mật 1.000 năm hoạt động của Mặt trời ẩn giấu trong các cây trên Trái đất

Bí mật 1.000 năm hoạt động của Mặt trời ẩn giấu trong các cây trên Trái đất

Mặt trời có rất nhiều nhịp điệu và trải qua các chu kỳ hoạt động khác nhau. Chu kỳ nổi tiếng nhất có thể là chu kỳ Schwabe, có chu kỳ 11 năm.

Đăng ngày: 29/01/2021
Hàng tỷ con ve sầu sắp trồi lên sau 17 năm ngủ vùi

Hàng tỷ con ve sầu sắp trồi lên sau 17 năm ngủ vùi

Hàng tỷ con ve sầu Magicicada chuẩn bị trồi lên mặt đất tại Bờ Đông nước Mỹ, hiện tượng không thể quan sát ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Đăng ngày: 27/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News