“Cây biết đi": Đột phá công nghệ giúp Hà Lan dẫn đầu thế giới về hoa
Với những chiếc chậu “biết đi”, hàng vạn cây hoa sẽ được nuôi trồng và chăm sóc gần như hoàn toàn tự động, góp phần tạo nên vị thế hàng đầu thế giới của nền công nghiệp hoa Hà Lan
Để vận hành một trong những nền công nghiệp hoa lớn nhất thế giới, các nhà vườn ở Hà Lan không chỉ dựa vào những kinh nghiệm lâu đời, mà còn luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến!
Cây hoa sẽ được trồng vào những chiếc chậu có thể di chuyển tự động trên băng chuyền.
Một trong những công nghệ ấn tượng nhất đang được các nhà sản xuất hoa cây cảnh ở đất nước cối xay gió áp dụng chính là hệ thống Walking Plant (tạm dịch: Cây biết đi). Nói một cách dễ hiểu, cây hoa sẽ được trồng vào những chiếc chậu có thể di chuyển tự động trên băng chuyền.
Cùng với sự hỗ trợ của robot, hàng vạn cây hoa sẽ được chăm sóc gần như hoàn tự động từ lúc còn là cây con cho đến thời điểm thu hoạch. Nhờ áp dụng công nghệ này, cả một nhà vườn quy mô lớn có thể được vận hành trơn tru bởi một số lượng rất ít nhân công, mà chất lượng sản phẩm vẫn luôn vượt trội.
Cùng khám phá hệ thống “Cây biết đi” tiên tiến này trong video dưới đây:

Phát hiện vật chất nano carbon mới
Các nhà khoa học của Cộng hòa Dominicana công bố kết quả một nghiên cứu kiểm chứng phát hiện vật chất mới của carbon, có tên gọi Diamano.

Miếng dán giúp bệnh nhân tiểu đường không bị cắt cụt chi
Các nhà khoa học Mexico đã phát triển miếng dán chứa vi khuẩn gram âm Bdellovibrio để điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng lại thuốc kháng sinh do loét chân, giúp cứu hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường khỏi bị cắt cụt chi.

Jeff Bezos "khoe" cánh tay robot đủ tinh tế để chơi rubik
Ai cảm thấy lo ngại rằng máy móc không đủ độ tinh tế để thay thế con người sẽ phải nghĩ lại.

Súng trường của quân đội Mỹ sắp tích hợp công nghệ giống như trên xe tăng và iPhone
Thế hệ súng tiếp theo của quân đội Mỹ dự kiến sẽ tích hợp máy tính có khả năng tính đoán đường đạn, nhận dạng khuôn mặt và kính kỵ nước.

Chắc bố mẹ nào cũng cần: Thiết bị "dịch" tiếng khóc trẻ sơ sinh
Các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Illinois (Mỹ) đã chế tạo một công cụ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh.

Mỹ phát triển lớp bọt kim loại chống đạn
Vật liệu thu được nhẹ hơn nhiều so với áo giáp chống đạn bằng kim loại thông thường, nhưng có độ bền tương đương.
