"Cây cô đơn nhất thế giới" nắm giữ bí mật lớn
Các nhà khoa học New Zealand tin rằng cây vân sam "cô đơn nhất thế giới" của nước này có thể tiết lộ nhiều điều về Nam Đại Dương, một trong những bể chứa carbon lớn trên thế giới.
Cây vân sam Sitka trên đảo Campbell cao 9 m, được Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là "cây cô đơn nhất" trên hành tinh. Đây là cây duy nhất trên đảo Campbell lộng gió nằm trên Nam Đại Dương. Trong khu vực 222km xung quanh đó không có cây nào khác.
Cây gần nhất của cây vân sam Sitka này phát triển trên quần đảo Auckland, New Zealand, theo Guardian.
Với các nhà sinh vật học, cây vân sam Sitka được xem là một loài xâm lấn, làm mất đa dạng sinh học của vùng. Nhưng với tiến sĩ Jocelyn Turnbull, nhà khoa học tại GNS Science (New Zealand), cây này có thể là một công cụ có ích để lý giải những gì đang xảy ra với quá trình hấp thụ CO2 ở Nam Đại Dương.
Tiến sĩ Turnbull cho biết: “Trong số lượng CO2 mà chúng ta tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, chỉ có khoảng một nửa được giữ lại ở khí quyển, nửa còn lại đi vào đất liền và đại dương”.
“Nam Đại Dương - một trong những bể chứa carbon của thế giới - đã chiếm khoảng 10% tổng lượng khí thải mà chúng ta đã tạo ra trong 150 năm qua”, bà nói.
Cây vân sam Sitka được Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là "cây cô đơn nhất" trên hành tinh. (Ảnh: GNS Science).
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Turnbull tập trung vào mối quan hệ giữa hấp thụ carbon của Nam Đại Dương với hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, các phương pháp lấy mẫu CO2 hiện tại vẫn có một số hạn chế.
“Chúng tôi đã nảy ra ý tưởng sử dụng vòng cây. Thực vật khi lớn lên sẽ hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp và nhờ quá trình này để phát triển các cấu trúc của cây. Do vậy, cacbon từ không khí kết thúc trong các vòng cây".
Cây cối ở khu vực Nam Đại Dương rất hiếm. Do đó, cây vân sam Sitka có thể là nguồn cung cấp dữ liệu tốt cho nhóm nghiên cứu.
"Nó phát triển nhanh hơn rất nhiều so với bất kỳ thứ gì khác (trong khu vực). Đồng thời, các vòng của cây này lớn hơn, dễ dàng tách ra và lấy số liệu hơn", tiến sĩ Turnbull nhận định.
Sử dụng máy khoan cầm tay, bà Turnbull đã trích xuất một mẫu lõi 5 mm từ cây vân sam này vào năm 2016 nhưng kết quả vẫn chưa được công bố.
Bà Turnbull nói: “Để đi từ vịnh (tới cái cây), bạn phải đi qua những con hải cẩu, sư tử biển, chim cánh cụt và chim hải âu. (Cái cây) trông không hề cô đơn. Thực ra nó trông khá mãn nguyện”.

"Lúa ma" xuất hiện ở Hà Nam do lai tạp giống
Các nhà khoa học nhận định, hiện tượng lúa ma xuất hiện có thể do giống bị thoái hóa, lẫn lúa dại và kỹ thuật canh tác, làm đất.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.
