Cây cổ thụ ngàn năm ở châu Phi chết bí ẩn

Cây bao báp - loài cây cổ thụ được coi là biểu tượng của thảo nguyên châu Phi, được phát hiện đang chết hàng loạt một cách bí ẩn.

Theo BBC, các nhà khoa học quốc tế phát hiện hầu hết các cây bao báp lớn nhất và lâu đời nhất ở châu Phi lần lượt chết đi trong 12 năm qua mà không rõ nguyên nhân.

Nhóm nghiên cứu, đến từ các trường đại học ở Nam Phi, Romania và Mỹ, nói rằng sự mất mát này là "một sự kiện chưa từng có".

Cây cổ thụ ngàn năm ở châu Phi chết bí ẩn
Panke, cây bao báp lâu đời nhất ở châu Phi hiện đã chết - (Ảnh: JOCELYN ALEXANDER).

Trên tạp chí Nature Plants, nhóm nghiên cứu cho biết số cây trên chết đi không phải do dịch bệnh. Họ nghi ngờ biến đổi khí hậu có thể có liên quan dù không có bằng chứng trực tiếp.

Trước đó, các nhà nghiên cứu đã đến thăm những cây cổ thụ ở miền nam châu Phi từ năm 2005, dùng phương pháp cacbon phóng xạ để đo tuổi và cấu trúc của chúng.

Thật bất ngờ, họ phát hiện 8 trong số 13 cây bao báp lâu đời nhất và 5 trong số 6 cây bao báp lớn nhất đã chết hoàn toàn hoặc chết một phần. Số cây này - nằm rải rác ở Zimbabwe, Namibia, Nam Phi, Botswana và Zambia, có tuổi đời từ 1.000 đến hơn 2.500 năm.

"Chúng tôi nghi ngờ điều này có liên quan đến hạn hán và nhiệt độ tăng", tiến sĩ Adrian Patrut thuộc Đại học Babes-Bolyai ở Romania nói. Tuy nhiên ông nói cần có nghiên cứu sâu hơn để khẳng định giả thuyết này.

Cây bao báp còn được gọi là cây "chuột chết" do hình dáng quả của chúng. Đặc trưng của cây là thân mập mạp và lưu trữ một lượng lớn nước giúp cây chịu đựng được thời tiết khô hạn.

Cây có thể phát triển đến một kích thước rất lớn và có thể sống hàng trăm đến hàng ngàn năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Loài ký sinh bám vào não để điều khiển kiến tự sát

Loài ký sinh bám vào não để điều khiển kiến tự sát

Các nhà khoa học sử dụng công nghệ hiện đại để quan sát bên trong đầu kiến bị sán lá gan lancet kiểm soát, Popular Mechanics hôm 10/6 đưa tin.

Đăng ngày: 11/06/2018
Loài hoa lan kỳ lạ, chỉ nhìn thôi cũng ngượng chín mặt

Loài hoa lan kỳ lạ, chỉ nhìn thôi cũng ngượng chín mặt

Trên thế giới, có rất nhiều loài hoa lan gây ấn tượng với con người bởi sự hiếm có khó tìm, bởi mùi hương đặc biệt hay ngoại hình đẹp lộng lẫy.

Đăng ngày: 11/06/2018
Vì sao tai người là ngôi nhà tốt nhất của gián?

Vì sao tai người là ngôi nhà tốt nhất của gián?

Các chuyên gia của Đại học Bắc Carolina đã tìm ra lý do tại sao mọi người thường phải gặp bác sĩ vì bị gián chui vào tai.

Đăng ngày: 08/06/2018
Các chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa ở thực vật

Các chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa ở thực vật

Theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Mitochondrion, các nhà khoa học ở khoa sinh Đại học tổng hợp quốc gia Moskva, Nga, đã thử nghiệm trên thực vật chất chống oxy hóa có tên SkQ.

Đăng ngày: 08/06/2018
Hãi hùng loài sâu đáng sợ, có hơn 60.000 sợi lông chứa độc

Hãi hùng loài sâu đáng sợ, có hơn 60.000 sợi lông chứa độc

Sâu róm sồi có tên khoa học là Lymantria dispar. Ban đầu, nó chỉ phân bố ở châu Âu và châu Á nhưng hiện nay, sâu róm sồi đã mở rộng phạm vi ra nhiều nơi khác trên thế giới.

Đăng ngày: 07/06/2018
Lập bản đồ gene 3.000 vi khuẩn nguy hiểm

Lập bản đồ gene 3.000 vi khuẩn nguy hiểm

Reuters ngày 6/6 đưa tin các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để hiểu biết nhiều hơn về một số căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới và tìm ra cách chống lại chúng.

Đăng ngày: 07/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News