Cây cối có thể sống nghìn năm mà không chết?

Nghiên cứu mới cho thấy cây không bất tử, ngay cả những cây hàng nghìn năm tuổi cũng sẽ chết, vấn đề chỉ là thời gian.

Các khảo sát về một số loài cây lâu đời nhất trên Trái đất thất bại trong việc tìm ra bằng chứng về sự lão hóa ở những cây cổ thụ sống hàng thế kỷ

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa lão hóa không tồn tại ở những loại cây này hay một cây nào đó có thể bất tử, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Trends in Plant Science.

Cây cối có thể sống nghìn năm mà không chết?
Ngay cả những cây cổ thụ lâu đời nhất cũng sẽ chết theo thời gian. (Ảnh: Flickr).

"Khi chúng tôi cố gắng nghiên cứu những sinh vật này, chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi chúng sống quá lâu. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng bất tử. Chúng sống lâu vì có nhiều cơ chế giảm bớt sự hao mòn của lão hóa", tác giả nghiên cứu Munné-Bosch - giáo sư sinh lý học thực vật tại Đại học Barcelona, ​​Tây Ban Nha cho biết.

Những cây cổ thụ kiên cường nhất phát triển khả năng đặc biệt để trì hoãn và giảm thiểu tác động của lão hóa. Nhưng nghiên cứu cho thấy chúng không thể tránh khỏi căng thẳng sinh lý liên quan đến lão hóa.

"Chúng có giới hạn. Có những hạn chế về thể chất và cơ học làm hạn chế khả năng sống vô thời hạn của chúng", ông Bosch cho hay.

Do cây cổ thụ không quá phổ biến nên việc nghiên cứu chúng tương đối khó khăn. Tìm được một cây chết do ảnh hưởng của lão hóa còn hiếm hơn vì chúng thường do các nguyên nhân khác bao gồm gió, bệnh tật, hỏa hoạn và con người.

"Chúng không phải lo lắng về tuổi già vì có những thứ khác khiến chúng lo lắng hơn", vị giáo sư Tây Ban Nha cho hay.

Theo ông Munné-Bosch, dù cây không bất tử, việc nghiên cứu về các "chiến lược" của chúng giúp trì hoãn và quản lý lão hóa cũng rất quan trọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
“Giải mã” vũ khí gây ung thư của loại vi khuẩn miễn nhiễm axít dạ dày

“Giải mã” vũ khí gây ung thư của loại vi khuẩn miễn nhiễm axít dạ dày

Chỉ cần hoạt hóa thứ vũ khí này ở giai đoạn đầu của quá trình nhiễm trùng cũng đủ để “làm ngòi nổ” cho sự thay đổi của tế bào dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm và sau đó là ung thư.

Đăng ngày: 30/07/2020
Virus gây đại dịch Covid-19 có thể đã tiến hóa ở loài dơi lần đầu tiên từ cách đây 70 năm

Virus gây đại dịch Covid-19 có thể đã tiến hóa ở loài dơi lần đầu tiên từ cách đây 70 năm

Virus corona gây ra đại dịch đang giết chết hơn 650.000 người trên khắp thế giới có thể đã tiến hóa lần đầu tiên ở loài dơi vào năm 1948.

Đăng ngày: 29/07/2020
Hồi sinh thành công vi khuẩn đáy biển 100 triệu năm thời khủng long

Hồi sinh thành công vi khuẩn đáy biển 100 triệu năm thời khủng long

Các nhà khoa học hồi sinh thành công các vi sinh vật sống dưới đáy biển từ thời khủng long.

Đăng ngày: 29/07/2020
Những điều lạ lùng và độc đáo không phải ai cũng biết về quả bơ

Những điều lạ lùng và độc đáo không phải ai cũng biết về quả bơ

Dù là một loại quả rất phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, vẫn có rất nhiều điều về quả bơ mà chúng ta chưa được biết, như khái niệm bàn tay bơ, hay bơ và mafia.

Đăng ngày: 27/07/2020
Sau khi hết Covid-19, rừng Amazon sẽ là nguồn lây nhiễm virus corona kế tiếp và lỗi hoàn toàn nằm ở con người

Sau khi hết Covid-19, rừng Amazon sẽ là nguồn lây nhiễm virus corona kế tiếp và lỗi hoàn toàn nằm ở con người

Khoa học Brazil cho rằng việc con người tiếp tục chặt phá, khai hoang Amazon sẽ tạo tiền đề cho một đại dịch tiếp theo. Một đại dịch cực kỳ phức tạp để có thể đưa ra dự đoán.

Đăng ngày: 25/07/2020
Đàn châu chấu từ Trung Quốc tràn sang Điện Biên phá hoại hoa màu

Đàn châu chấu từ Trung Quốc tràn sang Điện Biên phá hoại hoa màu

Đàn châu chấu từ Trung Quốc tràn sang huyện Mường Nhé (Điện Biên) phá hoại nhiều diện tích hoa màu và rừng tre, nứa.

Đăng ngày: 25/07/2020
Cây cối có thể gửi tín hiệu ngầm dưới đất

Cây cối có thể gửi tín hiệu ngầm dưới đất

Dưới chân chúng ta có một mạng lưới ngầm mà cây cối sử dụng để gửi các tín hiệu cho nhau.

Đăng ngày: 24/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News