Cây lớn lên từ hạt giống đem về từ vũ trụ giờ phát triển ra sao?

Vào những năm 70, các con người có một ý tưởng táo bạo khi mang theo các hạt giống trong chuyến du hành không gian, rồi quay lại trồng ở Trái đất.

Trong suốt hàng thập kỉ, vẫn luôn có những "thực thể ngoài không gian" đang sinh sống bình yên tại Trái đất. Tuy nhiên đó không phải là người ngoài hành tinh. Thứ mà chúng ta nói đến là những "cây Mặt trăng", với hạt giống của chúng được lấy về từ vũ trụ.

Hạt giống từ Mặt trăng

Cây lớn lên từ hạt giống đem về từ vũ trụ giờ phát triển ra sao?
Một trong những "Cây Mặt trăng" được trồng ở Monterey, California (Mỹ).

Năm 1971, Stuart Roosa, một cựu nhân viên của Cơ quan Lâm nghiệp Mỹ, đã cùng các phi hành gia của NASA, gồm có Alan Shepard và Edgar Mitchell, thực hiện sứ mệnh Apollo 14 lên Mặt trăng.

Trong sứ mệnh này, Roosa đã mang theo 500 hạt giống, gồm 5 loại cây khác nhau, chủ yếu là cây gỗ sam, cây thông, cây sung và cây gỗ đỏ.

Mặc dù những hạt giống không phải có nguồn gốc ở Mặt trăng, hay chúng thậm chí chưa từng rời khỏi tàu vũ trụ, nhưng các nhà khoa học vẫn gọi đây là những báu vật quý hiếm.

Chúng có tên là "cây Mặt trăng" sau khi được mang trở lại Trái đất để trồng. Mục đích của hành động này là nhằm kiểm chứng xem liệu có hay chăng những khác biệt về đặc điểm giữa các giống cùng loại trên Trái đất.

Sống sót kỳ tích

Cây lớn lên từ hạt giống đem về từ vũ trụ giờ phát triển ra sao?
Cây Mặt trăng được trồng trên khắp nước Mỹ. (Ảnh minh họa).

Gần như ngay lập tức khi trở lại Trái đất, sứ mệnh này đã đối mặt nguy cơ thất bại vì túi hạt giống bị tiếp xúc với chân không, đã vỡ ra trong quá trình khử nhiễm. Chúng bị trộn lẫn với nhau, và không ai biết rằng liệu những "hạt giống Mặt trăng" có thể sống sót.

Nhà di truyền học Stan Krugman, người phụ trách dự án, đã tách chúng ra bằng tay và gửi đến các phòng thí nghiệm của Cục Lâm nghiệp để ươm mầm. Thật may mắn, nhiều hạt đã nảy mầm thành công và phát triển thành cây con.

Tới nay, khi đã gần 50 năm sau sứ mệnh Apollo 14, các nhà khoa học vẫn không phát hiện được nhiều sự khác biệt rõ ràng giữa các giống cây so với cùng chủng loại trên Trái đất.

Chúng đều được ghi chú bằng một tấm bảng, gọi là "cây Mặt trăng", và được trồng rải rác trên khắp nước Mỹ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc dùng thuyền

Trung Quốc dùng thuyền "triệt sản" tảo, giải cứu hồ

Trung Quốc- Các nhà khoa học đang tiêu diệt tảo nở hoa hiệu quả ở Thái Hồ bằng công nghệ kiểm soát sinh sản mà không dùng hóa chất.

Đăng ngày: 23/08/2022
Phát hiện ra cơ chế khác lạ khiến muỗi luôn

Phát hiện ra cơ chế khác lạ khiến muỗi luôn "đánh hơi" được người

Cho dù bạn dùng thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay hay dùng cây sả, những con muỗi vo ve luôn biết cách tìm đường quay lại với bạn.

Đăng ngày: 22/08/2022
Mối nguy hiểm từ sự trỗi dậy của các loại virus mới

Mối nguy hiểm từ sự trỗi dậy của các loại virus mới

Các nhà khoa học dự đoán sau Covid-19, nhiều loại virus mới sẽ phát triển hoặc mầm bệnh cũ trỗi dậy, đặt ra thách thức với nhân loại.

Đăng ngày: 16/08/2022
Khi đom đóm chờ mãi mà màn đêm không bao giờ đến: Ô nhiễm ánh sáng đang từ từ giết chết hành tinh

Khi đom đóm chờ mãi mà màn đêm không bao giờ đến: Ô nhiễm ánh sáng đang từ từ giết chết hành tinh

Trong khi nhiều loài đom đóm thích nghi khá tốt với ô nhiễm ánh sáng, một số họ hàng khác của chúng đang loay hoay không thể sinh sản và đứng trước hiểm họa nghiêm trọng.

Đăng ngày: 15/08/2022
Ipe - Loại gỗ đắt nhất thế giới đang bị tận diệt

Ipe - Loại gỗ đắt nhất thế giới đang bị tận diệt

Chỉ xuất hiện ở lưu vực sông Amazon, Brazil, cây Ipe cho loại gỗ đắt nhất thế giới.

Đăng ngày: 15/08/2022
Trung Quốc đẩy mạnh cây trồng đột biến gene ngoài vũ trụ

Trung Quốc đẩy mạnh cây trồng đột biến gene ngoài vũ trụ

Nhiều thí nghiệm nhân giống cây trồng và vi sinh vật đột biến gene trên trạm vũ trụ được Trung Quốc thực hiện để tạo ra các chủng ưu việt hơn.

Đăng ngày: 15/08/2022
Các nhà nghiên cứu làm bơ giả ăn được thay thế quả thật

Các nhà nghiên cứu làm bơ giả ăn được thay thế quả thật

Nhà nghiên cứu Anh làm quả bơ giả từ các loại đậu và hạt, giúp tận dụng nguyên liệu địa phương và thân thiện hơn với môi trường.

Đăng ngày: 15/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News