"Chuối giả" - Loại siêu thực phẩm cứu đói cho cả nhân loại

“Chuối giả”, một loại nông sản chủ lực của Ethiopia, được giới khoa học nhận định là loại siêu thực phẩm có thể cứu nhân loại khi đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), biến đổi khí hậu đang có tác động tiêu cực đến an ninh lương thực, bằng cách tăng nhiệt độ, thay đổi hình thái mưa và gia tăng tần suất của một số hiện tượng thời tiết cực đoan. Trong đó, các nhà nghiên cứu đưa ra cảnh báo rằng, châu Phi là nơi phải đối mặt với những thách thức vì cuộc khủng hoảng khí hậu được dự đoán là sẽ làm thay đổi sự phân bố cũng như sản lượng của các loại cây trồng chủ lực ở đây.

Biến đổi khí hậu được dự đoán rằng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và sự phân bố của các loại cây trồng chủ lực trên khắp châu Phi. Do đó, theo các nhà nghiên cứu, việc thực hiện chế độ bảo vệ các loại cây trồng có thể giúp giảm thiểu những tác động đó.

Loài cây có tiềm năng trở thành nguồn siêu thực phẩm mới chính là cây chuối giả, họ hàng gần của cây chuối. Đây là một loài cây bản xứ có hình dáng giống với cây chuối được tìm thấy ở Ethiopia.

"Chuối giả" có danh pháp khoa học là Ensete ventricosum, thường được gọi tắt là enset. Chuối giả hầu như không được biết đến bên ngoài lãnh thổ Ethiopia. Tại quốc gia Đông Phi này, enset thường được dùng để nấu cháo hoặc chế biến bánh mì.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, "chuối giả" có tiềm năng cung cấp thức ăn cho hơn 100 triệu người trong bối cảnh Trái Đất đang nóng lên, gây khó khăn cho việc gây trồng một số loại nông sản nhất định.


Enset, hay chuối giả, là họ hàng gần của chuối. Loại cây này có hình dáng tương tự cây chuối. (Ảnh: RBG Kew).

Tiềm năng lớn

"Chuối giả" thuộc lớp Ensete, là một họ hàng gần của chuối. Quả của loại cây này không ăn được song thân và rễ lại giàu tinh bột, có thể được lên men và dùng để chế biến cháo hoặc bánh mì.

"Chuối giả" đồng thời được đánh giá cao về mặt giá trị dinh dưỡng. Các thành phần của enset bao gồm nhiều loại khoáng chất cần thiết như phospho, kali, ma-giê và canxi, trong khi hàm lượng natri trong "chuối giả" lại tương đối thấp.

Enset là một loại cây trồng chủ lực ở Ethiopia, nơi có khoảng 20 triệu người sử dụng "chuối giả" làm thực phẩm. Tuy nhiên, enset hiện chỉ được tiêu thụ ở một vùng của Ethiopia và hầu như không được biết đến ở những khu vực khác.

Tồn tại bằng chứng chỉ ra rằng họ hàng hoang dã của enset phát triển xa về phía nam của châu Phi, cho thấy loài cây này có thể thích nghi và phát triển ở phạm vi rộng hơn, ít nhất là bên ngoài Ethiopia.

Thông qua các cuộc khảo sát nông nghiệp và lập mô hình dự đoán, các nhà khoa học ước tính được phạm vi tiềm năng của quần thể enset trong bốn thập kỷ tới.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng "chuối giả" có thể cung cấp thức ăn cho hơn 100 triệu người, từ đó đảm bảo an ninh lương thực ở Ethiopia và một số nước châu Phi khác, bao gồm Kenya, Uganada và Rwanda.

Trước đó, vào năm 1999, một nghiên cứu xuất bản bởi Ethiopian Society of Soil Science cũng chỉ ra rằng "chuối giả" có nhiều tiềm năng phát triển ở vùng Waliso rộng lớn của Ethiopia.


Trái chuối (bên trái) đặt cạnh trái enset (bên phải). (Ảnh: RBG Kew).

Tiến sĩ James Borrell, nhà nghiên cứu tại Vườn Bách thảo Hoàng gia Kew (Anh), nhận định rằng việc trồng "chuối giả" xen canh có thể giúp tăng cường an ninh lương thực.

“Enset có một số đặc điểm khác thường, khiến nó trở thành một loại cây trồng độc đáo”, tiến sĩ Borrell nhận xét. “Ta có thể trồng chúng vào bất kỳ mùa nào, thu hoạch chúng không theo mùa vụ và loại cây này lại sống lâu năm. Đó là lý do 'chuối giả' được gọi là cây chống đói”.

Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2021, nhóm các nhà nghiên cứu Bewuketu Haile, Bizuayehu Tesfaye và Temesgen Magule Olango cũng mô tả "chuối giả"“một trong những loại cây trồng quan trọng nhất được canh tác để đảm bảo an ninh lương thực ở Ethiopia”.


Cây enset có thể cao tới 10m. (Ảnh: RBG Kew).

Giải quyết bài toán lương thực

Ethiopia thường được xem là trung tâm thuần hóa cây trồng chính ở châu Phi. Quốc gia Đông Phi này là quê hương của cà phê và nhiều loại cây trồng khác.

Biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và sự phân bố của các loại nông sản lương thực chính trên khắp châu Phi, rộng hơn là phạm vi toàn cầu.

Do đó, ngày càng nhiều cá nhân và tổ chức nỗ lực tìm kiếm các loại cây trồng mới để cung cấp thực phẩm cho thế giới. Đây là hệ quả từ sự phụ thuộc của con người vào một số loại cây trồng phổ biến. Gần một nửa lượng calo con người hấp thu hiện đến từ ba loại nông sản là gạo, lúa mì và ngô, theo BBC.

“"Chuối giả" là một loại cây trồng có khả năng đóng vai trò bản lề trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực và phát triển bền vững”, tiến sĩ Wendawek Abebe thuộc Đại học Hawassa ở Awasa (Ethiopia) nhận xét.

Tương tự, tiến sĩ Borrell đưa ra phép ẩn dụ: “Chúng ta cần đa dạng hóa các loài thực vật được sử dụng trên toàn cầu vì toàn bộ trứng của chúng ta đều đang nằm trong một cái giỏ rất nhỏ”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News