Cầy mangut kéo đu xác rắn kịch độc trên cây để ăn thịt

Bất chấp nọc độc của rắn mamba đen, cầy mangut kiên nhẫn cắn cổ lôi con mồi nguy hiểm đang treo lủng lẳng trên cây xuống đất.

Delia Bronkhorst chứng kiến con cầy mangut nhảy lên và cắn một con rắn dài hơn nó gấp nhiều lần đang treo mình trên cây khi ghé thăm công viên quốc gia Kruger, Nam Phi, hồi tháng 6, theo National Geographic. Video của Bronkhorst cho thấy con rắn mắc vào cành cây với phần đầu treo ngược xuống đất. Cầy mangut nhiều lần liên tục ngoạm cổ kéo rắn xuống, khiến đầu rắn chảy máu.

Cầy mangut kéo đu xác rắn kịch độc trên cây để ăn thịt
Cầy mangut nhảy lên và cắn một con rắn dài hơn nó gấp nhiều lần đang treo mình trên cây.

Theo Bronkhorst, sự việc kéo dài gần 5 phút, lâu tới mức cô ngừng quay phim và cho rằng cầy mangut không thể kéo con mồi xuống đất thành công. Khi Bronkhorst và mẹ cô chuẩn bị lái xe đi, con rắn rơi xuống.

Tuy nhiên, hai mẹ con Bronkhorst không thể trông thấy hành động tiếp theo của cầy mangut. Cỏ mọc quá cao và họ không được phép đổi hướng đi. Nhưng họ tin chắc cầy mangut đã ăn thịt con mồi. "Đó là cảnh tượng thật khó tin. Chúng thực sự là những con vật nhỏ đáng sợ", Bronkhorst nói.

Khi các nhân viên ở Kruger chia sẻ đoạn video trên kênh YouTube của công viên, họ viết cầy mangut đánh đu con rắn như thể đang nô đùa với nó. "Tôi cho là cầy mangut rõ ràng đang cố săn rắn. Phần lớn các loài cầy mangut giết và ăn thịt rắn, vì vậy đó không phải là điều gì bất thường", Jennifer Sanderson, giáo sư ở Đại học Exeter, Anh, từng nghiên cứu cầy mangut nhiều năm, chia sẻ.

Kathleen Alexander, giáo sư ở Viện công nghệ Virginia kiêm nhà thám hiểm National Geographic, cũng chung ý kiến. Theo Alexander, con cầy mangut trong video của Bronkhorst là giống Selous, thường đi săn đơn độc và con rắn bị cắn chết là rắn mamba đen có độc. Những loài cầy mangut khác đi săn theo bầy và thậm chí tự phòng vệ trước kẻ thù bằng cách tụ lại với nhau.


Cầy mangut nhảy lên cao lôi rắn xuống đất. (Video: National Geographic).

Rắn mamba đen có thể được tìm thấy trên cây và cầy mangut bạo gan thường xuyên săn loài rắn nguy hiểm này bằng cách trèo theo sau chúng. Nhiều khả năng con rắn trong video đã bị cầy mangut giết chết trên cây trước khi nó bắt đầu nỗ lực kéo xác rắn xuống đất.

Dù rắn mamba đen nổi tiếng là loài cực độc, cầy mangut luôn chiếm thế thượng phong trong những cuộc đụng độ. Cầy mangut sở hữu tế bào đột biến có thể ngăn chặn chất độc thần kinh của rắn mamba đen xâm nhập vào mạch máu, giúp chúng sống sót trước vết cắn của rắn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sinh sản vội vã nhất trong thế giới động vật

Những loài sinh sản vội vã nhất trong thế giới động vật

Nhiều loài vật có khả năng mang thai và sinh con để duy trì nòi giống chỉ một thời gian ngắn sau khi ra đời.

Đăng ngày: 04/10/2017
Học cách loài chim lợn để cải thiện thính giác của người

Học cách loài chim lợn để cải thiện thính giác của người

Theo The Daily Mail , các nhà khoa học ở Đại học Oldenburg, Đức, đã có phát hiện đáng kinh ngạc: Họ nhận thấy chim lợn không bị mất thính giác khi chúng già đi.

Đăng ngày: 04/10/2017
Cá vàng to bằng chiếc đĩa gây họa cho thành phố Canada

Cá vàng to bằng chiếc đĩa gây họa cho thành phố Canada

Những con cá vàng to bằng chiếc đĩa đang gây ra thảm họa sinh thái ở thành phố St Albert, Alberta, Canada, IFL Science hôm 2/10 đưa tin.

Đăng ngày: 03/10/2017
4 sinh vật có thể trở về được từ cõi chết trong niềm hân hoan của khoa học

4 sinh vật có thể trở về được từ cõi chết trong niềm hân hoan của khoa học

Sinh tử là một thứ gần như nằm ngoài tầm với của con người. Cũng vì vậy, chúng ta không có cách nào phục hồi lại những loài vật đã

Đăng ngày: 02/10/2017
Báo xuống sông, cắn chết cá sấu

Báo xuống sông, cắn chết cá sấu "khủng" rồi lôi lên bờ

Cuộc chiến không cân sức kéo dài 20 phút giữa cá sấu nước ngọt và báo gấm đã kết thúc sau 20 phút quyết liệt.

Đăng ngày: 01/10/2017
Sóng thần năm 2011 đem hàng triệu sinh vật từ Nhật tới bờ biển Mỹ

Sóng thần năm 2011 đem hàng triệu sinh vật từ Nhật tới bờ biển Mỹ

Guardian cho biết hàng triệu sinh vật, bao gồm các loài giáp xác, sên và sâu biển, đã di chuyển quãng đường khoảng 7.725km do bị ảnh hưởng bởi các cơn sóng thần hồi tháng 3/2011.

Đăng ngày: 01/10/2017
Nhện mặt cười mang tên vợ chồng Obama

Nhện mặt cười mang tên vợ chồng Obama

Các nhà nghiên cứu và nhóm sinh viên tại Đại học Vermont, Mỹ phát hiện 15 loài nhện mặt cười mới và đặt tên theo nhiều người nổi tiếng thế giới, trong đó có vợ chồng cựu tổng thống Mỹ Barack Obama

Đăng ngày: 30/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News