Cây máu rồng - loài cây kỳ bí nhất hành tinh
Với hình dạng giống như những chiếc ô khổng lồ và nhựa đỏ như máu, cây máu rồng là một trong những loài thực vật độc đáo nhất trên hành tinh.
Cây máu rồng (Dracaena draco) là một loài cây cận nhiệt đới trên quần đảo Socotra của Yemen. Quần đảo này nằm trong Ấn Độ Dương và gần vịnh Aden.
Kiểu sinh trưởng của cây máu rồng rất khác thường. Khi cây còn nhỏ, chúng chỉ có một thân.
Sau khoảng 10 tới 15 năm, thân cây ngừng phát triển và những bông hoa màu trắng có mùi thơm như hoa loa kèn xuất hiện.
Những quả mọng xuất hiện sau khi hoa tàn.
Sau đó những chồi non bật lên và cây bắt đầu phân nhánh.
Mỗi nhánh sinh trưởng khoảng 10 tới 15 năm rồi lai tiếp tục sinh ra những nhánh cấp hai. Sau đó các nhánh cấp hai lại sinh thêm các nhánh cấp ba.
Chúng phải mất tới 10 năm để đạt chiều cao chừng 120cm. Nhưng sau đó chúng sẽ phát triển nhanh hơn.
Bởi quá trình sinh trưởng kỳ lạ với số lượng nhánh cây nhiều không đếm xuể, mọc dày đặc, lan khắp nơi tạo thành tán rộng mà cây máu rồng còn được ví như loài cây có bộ rễ "lộn ngược".
Nhựa của cây có màu đỏ như máu, chua và hơi nồng. Vì thế người ta gọi chúng là cây máu rồng.
Không chỉ có hình dáng lạ lùng mà nhựa của cây máu rồng cũng khiến người ta phải tò mò, muốn khám phá. Theo người dân địa phương, nhựa của loài thực vật này có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nhựa của cây máu rồng có khả năng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm lành da, điều trị các vết thương thối rữa.
Người ta còn dùng vỏ cây máu rồng để bào chế mỹ phẩm.
Cây máu rồng đã được ca tụng từ thời La Mã cổ đại và dường như càng ngày chúng càng trở nên hấp dẫn đối với con người.
Tại hòn đảo Socotra, cây máu rồng được coi là biểu tượng của vùng đất này. Loài cây có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Lý do là bởi điều kiện thời tiết ở Socotra ngày càng khắc nghiệt, khô hạn kéo dài còn mùa mưa xuất hiện ít và thất thường. Các nhà khoa học dự báo, khoảng 45% môi trường sống lý tưởng của cây máu rồng có thể mất đi vào năm 2080.
Ở Socotra, ngoài cây máu rồng còn vô số các loài động thực vật kỳ lạ khác. Bởi vậy mà nơi đây cũng được mệnh danh là hòn đảo "ngoài hành tinh". Năm 2008, quần đảo Socotra được đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới.

Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Những bức ảnh phần nào nói lên sự ảnh hưởng đáng sợ của biến đổi khí hậu tới cuộc sống trên Trái đất.

Những loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh
Bạn cứ nghĩ rằng phải là hổ, báo hay cá mập... mới thưc sự là những loài vật nguy hiểm? Nhầm to nhé, những loài động vật dưới đây tuy bé nhỏ nhưng lại nằm trong top những loại động vật nguy hiểm đối với con người.

12 di sản thiên nhiên độc đáo của thế giới
Đây là những nơi mang vẻ đẹp tự nhiên khác biệt, nằm trong danh sách Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO, nhưng không phải bất kỳ du khách nào cũng biết đến những nơi này.

Ảnh cực hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam
Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn đến những năm đầu thập niên 1990.

Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Anh em nhà Wright, gồm Orville và Wilbur là những người đã đi tiên phong trong việc chế tạo ra cỗ máy có thể bay được mà chúng ta gọi là máy bay.

Kinh ngạc với 35 hình ảnh quen thuộc trở nên vô cùng kỳ quái dưới kính hiển vi
Cây kim, sợi chỉ, viên đường, muối tiêu, vết gỉ sét, con ruồi, muỗi... hết sức quen thuộc nhưng dưới kính hiển vi phóng đại thì vô cùng kỳ quái.
