Cây nấm 400 tấn phủ khắp khu rừng Mỹ

Cây nấm khổng lồ hàng nghìn năm tuổi lan khắp nền rừng bang Michigan được cho là một trong những tổ chức sống lớn nhất hành tinh.

Cây nấm tên Armillaria gallica được phát hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 1980 ở bán đảo Thượng Michigan, Mỹ, theo Newsweek. Tại thời điểm đó, cây nấm được cho là khoảng 1.500 năm tuổi, trải rộng hơn 37 hecta nền rừng và nặng trên 110 tấn. Điều này biến nó thành một trong những tổ chức sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất trên Trái Đất.


Cây nấm ở rừng Michigan có trọng lượng lớn và lâu đời hơn so với suy đoán trước đây. (Ảnh: Wikipedia).

"Gần ba thập kỷ sau, chúng tôi quay trở lại chỗ cây nấm để lấy mẫu vật mới", nhóm nghiên cứu chia sẻ trong báo cáo đăng trên trang biorxiv.org. "Chúng tôi xác định cây nấm A. gallica vẫn sống sót ở chỗ cũ, nhưng ước tính nó lớn hơn và lâu đời hơn so với kết luận trước đó, nặng 400 tấn và ít nhất 2.500 năm tuổi".

Các cơ quan truyền thông gọi A. gallica là "nấm khổng lồ" trong lần phát hiện đầu tiên. "Bất kỳ khu rừng nào mọc liên tục theo thời gian cũng có thể trở thành nơi sinh sống cho cá thể nấm Armillaria lớn và lâu đời. Trên thực tế, có ít nhất hai cá thể khác có quan hệ với cây nấm Armillaria gốc", nhóm tác giả nghiên cứu cho biết.

Armillaria sinh tồn thành công bởi nó có thể sống như thực vật hoại sinh trên vật hữu cơ đã chết hoặc đang phân hủy hoặc như ký sinh hoại dưỡng giết chết mô cây chủ và xâm chiếm cây. Cả hai cách đều cho phép chúng mọc khắp khu vực rộng lớn. Để đánh giá lại kích thước của A. gallica, nhóm nghiên cứu lấy 245 mẫu vật và nối với hệ tọa độ địa lý. Từ đó, họ có thể lập bản đồ phản ánh chính xác độ lớn của cây nấm.

Họ cũng kiểm tra mẫu vật thay đổi như thế nào sau hơn ba thập kỷ, xem xét những đột biến xảy ra theo thời gian. Kết quả cho thấy cây nấm lây lan như bệnh ung thư, nhưng với tốc độ đột biến cực thấp. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể giúp họ hiểu rõ hơn sự phát triển của bệnh ung thư.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News