Cây rừng Amazon có lá dài hơn người trưởng thành

Cây Coccoloba gigantifolia mọc cao 15 mét, có lá dài 2,5 mét, nhiều khả năng là loài có lá to nhất trong số thực vật hai lá mầm.

Nhóm chuyên gia thực vật học ở Viện Nghiên cứu Amazon (INPA) tại Manaus phát hiện loài cây mới thuộc chi Coccoloba ở rừng nhiệt đới châu Mỹ. Họ lần đầu tiên bắt gặp cây Coccoloba vào năm 1982 khi khảo sát lưu vực sông Madeira. Sau đó, họ tìm thấy nhiều cá thể hơn trong các chuyến thám hiểm vào thập niên 1980 nhưng không thể xác định tên loài.

Cây rừng Amazon có lá dài hơn người trưởng thành
Lá cây Coccoloba gigantifolia. (Ảnh: Mongabay).

Cây được tìm thấy không có hoa hay quả. Lá của chúng cũng quá lớn để phơi khô, ép hoặc mang về INPA. Nhóm nghiên cứu buộc phải ghi chép và chụp ảnh làm tư liệu. Năm 1993, các nhà thực vật học thu thập hai chiếc lá lớn từ cá thể cây ở bang Rondônia để đóng khung tại INPA. Tuy nhiên, do thiếu bộ phận sinh sản, Rogério Gribel, nhà nghiên cứu ở INPA, và cộng sự không thể mô tả nó như một loài cây mới.

Năm 2005, Gribel và đồng nghiệp Carlos Alberto Cid Ferreira gom được một số hạt giống từ một cá thể cây trong rừng quốc gia Jamari. Họ trồng số hạt giống này trong sân viện và mất 13 năm để thu lại kết quả. Năm 2018, một trong những mẫu vật cây đã trồng nở hoa và ra quả, cung cấp dữ liệu cần thiết cho các nhà nghiên cứu. Gribel và cộng sự đặt tên cho nó là Coccoloba gigantifolia dựa theo kích thước lá khổng lồ của nó trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Acta Amazonica. 

Theo họ, C. gigantifolia rất hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Các cá thể cây này chỉ được ghi nhận từ vùng lưu vực sông Madeira thuộc bang Amazonas và Rondônia, khu vực đang bị ảnh hưởng bởi dự án cơ sở hạ tầng như xây đập thủy điện, làm đường và mở rộng nông nghiệp. Do những nguy cơ này, nhóm tác giả nghiên cứu đề nghị đưa C. gigantifolia vào danh mục nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bangladesh sắp trở thành quốc gia đầu tiên cho phép trồng gạo vàng biến đổi gene

Bangladesh sắp trở thành quốc gia đầu tiên cho phép trồng gạo vàng biến đổi gene

20 năm về trước, kể từ lần đầu tiên gạo vàng được biết đến, nó đã luôn là tâm điểm cho các cuộc tranh luận về cây trồng biến đổi gene.

Đăng ngày: 25/11/2019
Biến đổi khí hậu có thể làm táo đỏ biến mất!

Biến đổi khí hậu có thể làm táo đỏ biến mất!

Con người rất ưa chuộng táo đỏ trong nhiều thế hệ, nhưng nhiệt độ tăng có thể là dấu hiệu của sự kết thúc của một liều thuốc tốt cho cơ thể - táo đỏ.

Đăng ngày: 25/11/2019
Đèn điện khiến côn trùng diệt vong

Đèn điện khiến côn trùng diệt vong

Báo Guardian ngày 22/11 cho biết, theo đánh giá toàn diện nhất từ các bằng chứng khoa học hiện có thì ô nhiễm ánh sáng là một yếu tố quan trọng khiến các loài côn trùng suy giảm số lượng mạnh nhưng hiện đang là một nguyên nhân bị "bỏ qua".

Đăng ngày: 23/11/2019
Một phần ba hệ thực vật nhiệt đới tại châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng

Một phần ba hệ thực vật nhiệt đới tại châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng

Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát đối với 22.000 loài thực vật nhiệt đới tại châu Phi và phát hiện có 7.000 loài, tương đương 32%, thuộc diện có nguy cơ hoặc đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Đăng ngày: 22/11/2019
Phát hiện khả năng đặc biệt của loài ong có thể tự cứu mình khỏi chết đuối

Phát hiện khả năng đặc biệt của loài ong có thể tự cứu mình khỏi chết đuối

Theo một nghiên cứu mới, những con ong khi bị rơi xuống nước để tránh bị chết đuối chúng biết cách sử dụng đôi cánh để di chuyển trên mặt nước, tạo ra những đợt sóng với nhịp đập để lướt sóng theo hướng an toàn.

Đăng ngày: 20/11/2019
Những điều cần biết bọ xít hút máu

Những điều cần biết bọ xít hút máu

Thư gửi từ một bà mẹ đến bác sĩ Manny: "Con trai tôi tìm thấy một con bọ ở sân sau. Chúng tôi đi xác định đó là một con bọ xít hút máu! Chúng có nguy hiểm không? Tại sao chúng nguy hiểm?”

Đăng ngày: 19/11/2019
Bí mật của cây cổ nhất thế giới còn sống

Bí mật của cây cổ nhất thế giới còn sống

Cây Methuselah vẫn bám rễ tại nơi nó mọc hơn 4.800 năm, trước cả khi Kim Tự Tháp Ai Cập xuất hiện. - VnExpress Du lịch

Đăng ngày: 19/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News