Cây rừng có hoạt tính chống ung thư được nhân rộng ở Việt Nam

Cây bảy lá một hoa có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư, tăng lực co của cơ tim và nhiều hoạt chất quý đang được nghiên cứu.

Thất diệp nhất chi hoa (tên khoa học Paris polyphylla) hay còn gọi là cây sâm bảy lá một hoa đang được nghiên cứu nhân rộng tại Lâm Đồng, Thanh Hóa, Lai Châu... Đây là loại cây mọc tự nhiên, rải rác ở một số vùng núi cao của Việt Nam nhưng bị khai thác tận thu vì cây có nhiều hoạt tính quý.

Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Khoa Hóa, Đại học Sư phạm TPHCM từng khảo sát thành phần hóa học của thân rễ cây bảy lá một hoa Paris polyphylla Smith, thuộc chi Paris, thu hái tại tỉnh Lâm Đồng. Nhóm nghiên cứu đã phân lập được nhiều hợp chất quý từ cây này.

Cây rừng có hoạt tính chống ung thư được nhân rộng ở Việt Nam
Cây thất diệp nhất chi hoa. (Ảnh: ST).

Trước đó các nghiên cứu trên thế giới cho thấy cây bảy lá một hoa có hoạt chất kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và có hoạt tính chống ung thư đối với những khối u thực nghiệm. Glucoside steroid chủ yếu là glucoside của diosgenin và pennogenin tìm thấy trong cây này được chứng minh có tác dụng cầm máu và làm tăng lực co cơ của tim.

Ở Trung Quốc, cây bảy lá một hoa được sử dụng để trị bệnh gan, ung thư phổi và thanh quản, ung thư biểu mô... Các thí nghiệm dược lý cho thấy Flacarindiol và một số hợp chất saponin trong cây có hoạt tính chống ung thư.

Bảy lá một hoa là cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc rải rác dưới tán rừng kín hoặc dọc theo các bờ khe suối, trên đất ẩm nhiều mùn, có thể nhân rộng từ chồi cây con.

Ở Việt Nam các điểm đã thu được mẫu vật gồm Mộc Châu (Sơn La), Đồng Văn (Hà Giang), Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa), Lâm Đồng. Các nghiên cứu về hoạt chất của cây này vẫn đang được các nhà khoa học thử nghiệm thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Vào thời điểm con gián làm sạch cơ thể mình xong, nọc độc của tò vò ngọc lục bảo đã hoàn toàn chiếm lấy ý chí của nó.

Đăng ngày: 20/02/2019
Virus xác sống - CWD nguy hiểm như thế nào với con người?

Virus xác sống - CWD nguy hiểm như thế nào với con người?

Dịch “xác sống” ở loài hươu, nai trên khắp nước Mỹ được các chuyên gia y tế cảnh báo có thể lây sang người.

Đăng ngày: 19/02/2019
Đắt ngang nhân sâm, nấm hương Nhật Bản có gì đặc biệt?

Đắt ngang nhân sâm, nấm hương Nhật Bản có gì đặc biệt?

Nấm hương Oita của Nhật Bản với hương thơm, vị miễn chê, đồng thời được trồng trên một loại gỗ quý với số lượng có hạn nên chúng đang được các bà nội trợ Việt săn lùng.

Đăng ngày: 18/02/2019
Vợ chồng người Úc trồng được cây cải bắp khổng lồ

Vợ chồng người Úc trồng được cây cải bắp khổng lồ

Một cặp vợ chồng người Úc đã nỗ lực ngăn chặn sâu bệnh trong hơn 9 tháng để có được cây bắp cải khổng lồ.

Đăng ngày: 16/02/2019
Địa Trung Hải: Ký sinh trùng đe dọa môi trường biển

Địa Trung Hải: Ký sinh trùng đe dọa môi trường biển

Loài sò bàn mai khổng lồ lớn thứ hai thế giới này lại đang bị đe dọa và phá vỡ quần thể của chúng bởi một loại ký sinh trùng mới.

Đăng ngày: 16/02/2019
Hai loài ruồi bọ cạp hiếm gặp tìm thấy ở Việt Nam

Hai loài ruồi bọ cạp hiếm gặp tìm thấy ở Việt Nam

Hai loài ruồi bọ cạp mới thuộc Bộ cánh dài Mecopetera được phát hiện ở Nha Trang, Lâm Đồng, Cao Bằng và Ninh Bình.

Đăng ngày: 16/02/2019
Ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt vi khuẩn trong nhà

Ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt vi khuẩn trong nhà

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét khi thiết kế các tòa nhà.

Đăng ngày: 14/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News