Cây thông mừng Noel trên trạm không gian ISS
6 nhà du hành trên trạm ISS không thể về nhà ăn Tết, nhưng họ vẫn làm hết sức mình để có một dịp Giáng sinh vui vẻ ở độ cao cách Trái đất hàng trăm dặm.
Sinh sống trong một phòng thí nghiệm không trọng lực trị giá 100 tỷ USD, họ cũng mở tiệc để ăn mừng Giáng sinh như hàng trăm triệu người dân Trái đất khác. Họ cũng trang hoàng ISS bằng các đồ trang trí mang lên từ Trái đất, tập hợp quà và thiệp chúc mừng mà bạn bè, gia đình gửi tặng, đồng thời phân công nấu những bữa tiệc tưng bừng, nhà phi hành Dan Burbank của NASA, chỉ huy hiện tại của trạm tiết lộ với Space.com.
Trên trạm ISS cũng có một cây thông Noel nhân tạo với chiều cao khoảng 60cm.
Cho tới ngày 23 vừa qua, Burbank chỉ ở trên ISS cùng hai đồng nghiệp khác người Nga là Anton Shkaplerov và Anatoly Ivanishin. Tuy nhiên, đến chiều muộn cùng ngày, họ đã đón thêm ba “bạn cùng trạm” mới, là ba phi hành gia Nga đến từ tàu vũ trụ Souyuz do Nga phóng lên từ Kazakhstan hồi đầu tuần trước.
“Tất nhiên sự hiện diện của họ sẽ mang không khí vui vẻ lên cho trạm, nhưng chúng tôi không dám kỳ vọng gì vào quà thật. Khi bạn ở trên không gian, bạn sẽ không thể lãng phí dung tích tàu phóng từ mặt đất vì những thứ như vậy. Mỗi milimet khối đều quý như vàng”, Don Pettit, một trong ba nhà phi hành gia mới lên trạm ISS cho biết.
Mặc dù vậy, khá bất ngờ khi trên trạm ISS vẫn có một cây thông Noel nhân tạo cao 60cm, với phần gốc đủ lớn để buộc được một hoặc hai gói quà.
“Cảm giác ở xa gia đình đã rất khó khăn, và khi bạn quay quanh trái đất, chứng kiến mọi người dưới Trái đất hưởng không khí lễ hội, cảm giác xa cách lại càng mạnh mẽ”, Burbank thừa nhận. Mặc dù vậy, cô đơn là một từ ngữ xa lạ với họ.
“Chúng tôi vẫn nhận được sự liên lạc từ mặt đất. Và nếu như có một thành viên nào cảm thấy buồn, họ luôn có thể nhìn ra cửa sổ, chiêm ngưỡng những cảnh tượng ngoạn mục từ không gian. Đây chính là tấm thiệp Giáng sinh đẹp nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra”, Burbank viết trên blog cá nhân.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
