Cây thông nghìn năm tuổi nổi tiếng nhất Trung Quốc sắp chết vì "nhiều người yêu quý quá"
Đó là Cây thông Nghênh khách (Greeting Pine), tương truyền đã 1000 năm tuổi. Nó tọa lạc tại vị trí có cảnh quan tuyệt đẹp, trông ra những rặng núi đá hoa cương cũng như thung lũng mù sương của Hoàng Sơn.
Một trong những dãy núi đẹp nhất ở Hoàng Sơn, có cái cây nổi tiếng nhất Trung Quốc, tiếc là nó sắp chết.
Cây thông Nghênh khách (Greeting Pine) ở Hoàng Sơn, tương truyền đã 1000 năm tuổi.
Đó là Cây thông Nghênh khách (Greeting Pine), tương truyền đã 1000 năm tuổi. Nó tọa lạc tại vị trí có cảnh quan tuyệt đẹp, trông ra những rặng núi đá hoa cương cũng như thung lũng mù sương của Hoàng Sơn.
Cây thông cổ thụ này nổi tiếng đến nỗi có cả vệ sĩ riêng, như anh chàng họ Hồ này, là cận vệ đời thứ... 19.
"Nhiệm vụ chính của tôi là trông coi và bảo vệ Cây thông Nghênh khách mỗi ngày", Hồ nói với NBC News.
Mỗi 2 tiếng một lần, mỗi ngày trong năm, Hồ phải kiểm tra và ghi lại tình trạng của cây cũng như môi trường xung quanh một cách chi tiết. Anh thường xuyên phải xua đuổi sóc và khỉ để chúng không bẻ cành, giông lốc bão tố cũng không được bỏ đi mà phải ở lại chằng chống cây.
Đây là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. Thách thức lớn nhất của Hồ không phải tỏ ra giận dữ và bảo vệ cây thông, mà là giúp du khách hiểu và để yên cho cây thông.
Du khách thập phương đặc biệt yêu thích cây thông này, tình yêu của họ đang khiến nó thoi thóp.
"Mồ hôi tay của nhiều triệu du khách khiến vỏ cây tổn thương nặng nề, chúng tôi đang cố gắng đảm bảo nó tiếp tục phát triển...", Hồ chia sẻ.
Dù Hồ được hỗ trợ bởi một nhóm 20 người - gồm cả những người đi rừng chuyên nghiệp, trọng trách đảm bảo sự sống còn cho cây thông vẫn đặt nặng trên vai anh.
Người đàn ông họ Hồ, cận vệ thứ 19 của Cây thông Nghênh khách.
Vài năm trở lại đây, khi mức thu nhập tăng, người Trung Quốc đi du lịch nội địa nhiều lên trông thấy. Hàng năm, có hàng chục triệu du khách đổ về các khu công viên, vườn quốc gia.
Theo cục du lịch tỉnh An Huy, tính riêng năm 2016, hơn 3,3 triệu người đã đến Hoàng Sơn. Và hầu như ai cũng tranh thủ dừng chân dưới chân cây thông, sờ một cái và chụp ảnh lưu niệm.
Không chỉ các siêu đô thị như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến... Nhiều thắng cảnh như Hoàng Sơn cũng đang đối mặt với ô nhiễm môi trường.
Cây thông cổ thụ ở Hoàng Sơn là một trong số nhiều cảnh quan hấp dẫn, có giá trị tinh thần cao và "bị yêu quý đến chết" tại Trung Quốc.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
