Cây thông cổ thụ già nhất châu Âu

Một cây thông Bosnia tìm thấy ở miền nam Italy phát triển xanh tốt ở khu vực hẻo lánh của công viên quốc gia trong suốt 1.230 năm.

Cây thông cổ tên Italus có niên đại 1.230 năm tuổi trong công viên quốc gia Pollino, Italy, là cây thông già nhất châu Âu theo nghiên cứu đăng giữa tháng 5 trên tạp chí Ecology. Kết quả kiểm tra của nhóm nghiên cứu cho thấy cây thông phát triển nhanh trong những thập kỷ gần đây với nhiều vòng cây lớn hơn ở quanh thân, National Geographic đưa tin.

Cây thông cổ thụ già nhất châu Âu
Cây thông Italus trong công viên Pollino có tuổi thọ 1.230 năm. (Ảnh: National Geographic).

Phát hiện chỉ ra một số cây có thể sống sót hàng thế kỷ dù trải qua biến động mạnh về khí hậu. Ví dụ, cây thông cổ này nảy mầm trong giai đoạn lạnh giá dưới thời Trung cổ và sống qua những khoảng thời gian thời tiết ấm áp hơn nhiều, bao gồm cả các đợt hạn hán. Phân tích sự phát triển của cây qua nhiều năm với điều kiện thay đổi có thể giúp nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn rừng cây lớn phản ứng như thế nào trước biến đổi khí hậu hiện đại.

Gianluca Piovesan và đồng nghiệp đến từ Đại học Tuscia bắt gặp cây thông Bosnia cao tuổi trên sườn đá dốc trong công viên Pollino. Họ sớm nhận ra việc xác định độ tuổi thực của cây không đơn giản như đánh giá niên đại vòng cây. Phần giữa thân, nơi chứa nhiều vòng cây lâu đời nhất, không còn nguyên vẹn. "Phần gỗ bên trong giống như bụi vậy, chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ thứ gì giống thế. Nó thiếu mất ít nhất 20 cm gỗ, đại diện cho rất nhiều năm tuổi", Alfredo Di Filippo, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Rễ cây có hình dáng nguyên vẹn hơn, do đó nhóm nghiên cứu quyết định thử xem có thể xác định tuổi cây hay không, sử dụng phương pháp mới kết hợp vài kỹ thuật hiện nay. Dù cả thân và rễ đều sinh ra vòng cây hàng năm, chúng có thể phát triển ở tốc độ khác nhau không tương ứng với tốc độ sinh trưởng. Tuy nhiên, xác định niên đại bằng phóng xạ carbon phần rễ lộ ra cho phép các nhà nghiên cứu xác định thời điểm cây nảy mầm. Sau đó, họ so sánh vòng cây ở mẫu vật lấy từ thân và rễ để tìm ra số tuổi bị sót.

Độ tuổi của cây thông Bosnia rất ấn tượng giữa tình hình dân số thưa thớt ở khu vực trong thiên niên kỷ qua, theo nhà nghiên cứu Oliver Konter ở Đại học Mainz, Đức, người tìm thấy cây thông 1.075 tuổi ở phía bắc Hy Lạp. Dù trong công viên có hàng nghìn cây thông Bosnia, phần lớn chỉ 500 - 600 tuổi. Nhóm nghiên cứu chỉ tìm thấy ba cây khác có khả năng hơn 1.000 năm tuổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Mỏng manh như cánh bướm, số phận chúng sẽ ra sao khi cơn mưa tới?

Mỏng manh như cánh bướm, số phận chúng sẽ ra sao khi cơn mưa tới?

Dĩ nhiên những chú bướm gặp mưa sẽ đi trốn. Nhưng hiện nay, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, cánh bướm khó lòng chống chọi trước mưa to gió lớn.

Đăng ngày: 28/05/2018
Cận cảnh

Cận cảnh "vòng đời" của hoa bồ công anh khiến nhiều người ngỡ ngàng

Khi nhắc đến Dandelion – hoa bồ công anh, bạn nghĩ tới một bông hoa màu vàng xòe lớn hay một bông hoa trắng thả từng hạt bồ công anh nhẹ tựa lông hồng bay theo gió?

Đăng ngày: 28/05/2018
Nguyên nhân tại sao con người không thể chống lại virus dù đã tiến bộ rất nhiều

Nguyên nhân tại sao con người không thể chống lại virus dù đã tiến bộ rất nhiều

Bằng trí thông minh, loài người đã chinh phục được cả hành tinh, phá vỡ nhiều quy tắc cố hữu của tự nhiên và làm được những điều không tưởng.

Đăng ngày: 27/05/2018
Sâu bướm biết ăn chất độc để tự vệ trước kẻ thù

Sâu bướm biết ăn chất độc để tự vệ trước kẻ thù

Theo tạp chí Science Advances, loài sâu bướm Spodoptera littoralis chuyên ăn lá ngô đã tìm ra cách để vượt qua hệ thống bảo vệ của thực vật vốn biết cách dùng mùi để thu hút kẻ thù của sâu.

Đăng ngày: 26/05/2018
Khoai tây màu xanh ăn có nguy hiểm không?

Khoai tây màu xanh ăn có nguy hiểm không?

Khi được trữ ở nơi sáng sủa ấm ấp, khoai tây phát hiện ra chúng có lẽ đang ở một nơi thích hợp để phát triển và chuẩn bị mọc mầm.

Đăng ngày: 25/05/2018
Lúa chỉnh sửa gene cho năng suất cao hơn tới 30%

Lúa chỉnh sửa gene cho năng suất cao hơn tới 30%

Một nhóm các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9 để tạo ra giống lúa cho năng suất cao hơn từ 25-31%.

Đăng ngày: 24/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News