Cây thủy tùng có gì mà đắt và hiếm như vậy?

Được biết, một khúc gỗ thủy tùng dài 1m2, đường kính 80cm đã có giá khoảng 250 triệu đồng; vậy cây thủy tùng có gì quý mà lại đắt như vậy?

Cây thủy tùng, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, còn gọi là thông nước. Cây thủy tùng thuộc “nhóm IA”, loài đặc hữu có tên trong Sách đỏ Việt Nam và được xếp vào diện cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện trên thế giới có 3 nước còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Tại Việt Nam, thủy tùng chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk gồm xã Ea Ral, huyện Ea H’leo 140 cây, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng 21 cây và 1 cây tại thị xã Buôn Hồ.

Cây thủy tùng có gì mà đắt và hiếm như vậy?
Hiện nay, số lượng cây thông nước (thủy tùng) còn lại chỉ khoảng 100 cây.

Gỗ thủy tùng là loại gỗ tốt, có mùi thơm, thớ mịn, và không bị mối mọt, nứt nẻ, cong vênh. Gỗ thủy tùng dễ gia công, xốp và nhẹ nên được dùng làm mũ, nút chai và phích, phao cứu sinh…

Gỗ thủy tùng tồn tại trong thị trường gồm hai dạng: thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ, mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau.

  • Gỗ thủy tùng xanh nằm dưới bùn đất, môi trường ẩm đã khiến cho khối gỗ chuyển sang màu xanh đen tự nhiên vô cùng đẹp mắt. Thủy tùng xanh thường nằm sâu dưới lòng đất Tây Nguyên, hoặc thậm chí dưới lòng hồ thủy điện nên rất khó khai thác.
  • Gỗ tùng đỏ là loại sống trong môi trường khô ráo. Tùng đỏ có màu đỏ, nâu sẫm. Vân của tùng đỏ thường nhỏ và thỉnh thoảng điểm những đốm sẫm màu trên thân của khối gỗ.

Tùng đỏ chủ yếu được chế tác thành lục bình, một số ít là tượng Di Lặc và sập gỗ. Giá của những sản phẩm từ thủy tùng đỏ tương đối cao, từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

Theo phong thủy, gỗ thủy tùng có tác dụng vượng, vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng loại gỗ này làm lục bình hoặc tạc các bức tượng với ý nghĩa mang lại bình an và may mắn cho gia đình.

Cành lá và nón chín còn được dùng làm thuốc chữa phong thấp, giảm đau, làm săn da. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh hoặc trồng ven hồ ao để giữ đất, chống xói lở.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
10 điều thú vị về loài muỗi

10 điều thú vị về loài muỗi

Muỗi có thể hút lượng máu lớn gấp ba lần khối lượng cơ thể mà hoàn toàn không bị phát hiện.

Đăng ngày: 16/10/2017
Bí ngô nặng hơn một tấn phải chở bằng xe tải

Bí ngô nặng hơn một tấn phải chở bằng xe tải

Stuart và Ian Paton chính thức lập kỷ lục tại Lễ hội bí ngô mùa thu tại Netley, Southampton, Anh, sau khi trồng quả bí ngô khổng lồ nặng trên một tấn, Long Room đưa tin.

Đăng ngày: 16/10/2017
Sẽ có sầu riêng dành cho người bị tiểu đường

Sẽ có sầu riêng dành cho người bị tiểu đường

Nhiều người ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, yêu thích hương vị sầu riêng - mệnh danh

Đăng ngày: 12/10/2017
Ruồi giấm - loài vật góp công trong 6 giải Nobel

Ruồi giấm - loài vật góp công trong 6 giải Nobel

Sở hữu ADN gần giống người, ruồi giấm được chọn làm đối tượng thí nghiệm trong nhiều nghiên cứu khoa học đoạt giải Nobel.

Đăng ngày: 11/10/2017
75% mật ong được lấy mẫu trên thế giới bị nhiễm thuốc trừ sâu

75% mật ong được lấy mẫu trên thế giới bị nhiễm thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu loại neonicotinoid được tìm thấy trong 75% mẫu mật ong được thu thập toàn cầu, một nửa trong số đó chứa hỗn hợp các chất hóa học độc hại.

Đăng ngày: 10/10/2017
Tin được không, hóa ra loài ruồi vẫn biết

Tin được không, hóa ra loài ruồi vẫn biết "rửa tay" trước khi ăn đấy

Ruồi mất vệ sinh, ai cũng biết điều đó. Thế nên chắc chắn bạn sẽ cực ngạc nhiên khi biết rằng, ruồi cũng biết

Đăng ngày: 02/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News