Cây tuế lần đầu sinh sản sau 60 triệu năm ở Anh
Hai cây tuế "hóa thạch sống" mọc nón đực và nón cái ở vườn bách thảo Ventnor trên đảo Wight, gây bất ngờ cho các nhà thực vật học.
Hai cây tuế (Cycas revoluta), loài cây nguyên thủy từng bao phủ Trái Đất cách đây 280 triệu năm, mọc nón trên dưới vách đá có mái che ở vườn bách thảo Ventnor trên đảo Wight, Anh. Cây tuế là thực vật bản xứ ở Nhật Bản thường chỉ được trồng như cây trang trí trong nhà tại Anh. Nhưng một trong những cây tuế của vườn bách thảo đã sản sinh nón cái ngoài trời đầu tiên ở nước này.
Nón đực và nón cái mọc trên các cây tuế ở vườn bách thảo Ventnor. (Ảnh: CNN).
Cây tuế từng phân bố rộng khắp trên nước Anh hàng triệu năm trước. Các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch cây ở địa tầng kỷ Jura trải dài từ đảo Wight tới ven biển Dorset. Kỷ Jura cũng là thời kỳ khí hậu Trái Đất có lượng carbon dioxide cao tự nhiên.
Một cây tuế mọc ngoài trời ở Ventnor lần đầu tiên mọc nón đực cách đây 7 năm, nhưng năm nay nón đực và nón cái xuất hiện trên nhiều cây khác nhau, giúp các nhà thực vật học có cơ hội thụ phấn và tạo ra hạt giống.
"Lần đầu tiên sau 60 triệu năm ở Anh, chúng tôi bắt gặp nón đực và nón cái cùng xuất hiện. Đây là một dấu hiệu xác thực về biến đổi khí hậu, không phải bằng chứng từ các nhà khoa học mà từ thực vật", Chris Kidd, quản lý vườn bách thảo Ventnor, cho biết.
Theo Kidd, đợt nắng nóng vào mùa hè năm ngoái, nhiệt độ cao kỷ lục trong năm nay cùng với hàng loạt mùa đông ấm đã thôi thúc cây mọc nón. Dữ liệu của vườn bách thảo cho thấy nhiệt độ trung bình tháng 1 cao nhất 100 năm về trước vẫn thấp hơn nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất ngày nay. Kết quả là vườn thực vật rộng 27 hecta có khí hậu ấm hơn bất kỳ nơi nào khác ở Anh, trừ quần đảo Scilly và có thể trồng cây ôn đới, những loài cây từng không thể sống sót qua mùa đông.
Cây tuế là chứng tích từ thời kỳ trước khi xuất hiện hiện các loài cây ra hoa. Ở quê hương Nhật Bản, Cycas revoluta thụ phấn nhờ bọ cánh cứng. Trong vườn thực vật, cây tuế có nón đực ở hơi xa cây mang nón cái, do đó việc thụ phấn sẽ được thực hiện bằng tay trong khoảng một tuần.
Cây tuế là chi duy nhất còn sót lại trong họ Tuế từ kỷ Jura nên còn được coi là "hóa thạch sống". Tất cả cây tuế đều là cây bản xứ ở những vùng ấm áp trên thế giới, trừ châu Âu và Nam Cực. Hóa thạch của loài cây này ở kỷ Jura rất giống cây tuế tìm thấy ngày nay trên các lục địa.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.
