'Cha đẻ' bom nhiệt hạch của Liên Xô qua đời

Vitaly Ginzburg, nhà vật lý lý thuyết vĩ đại người Nga, một trong những nhà khoa học phát triển bom nhiệt hạch (Bom H), đã qua đời sau một thời gian lâm bệnh ở tuổi 93.

Ginzburg sinh tại Moscow ngày 4/10/1916 trong một gia đình Do Thái. Ông chỉ học phổ thông trong vòng bốn năm rồi đi làm kỹ thuật viên cho một phòng thí nghiệm tia X tại một học viện kỹ thuật giáo dục trung học ở địa phương.

Từ đó, ông bắt đầu cảm thấy yêu thích bộ môn vật lý và năm 1933, quyết định vào ĐH Moscow. Chỉ trong vòng 9 năm, Ginzburg đã lấy bằng tiến sĩ khoa học và được gia nhập Viện Vật lý Lebedev thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô năm 1942.

Chân dung Vitaly Ginzburg, khi còn là trưởng khoa lý thuyết tại viện Vật lý Lebedev, Moscow.

Sau Thế chiến thứ 2, Ginzburg trở lại Lebedev làm việc trong khoa lý thuyết của viện. Năm 1948, ông trở thành thành viên của nhóm phát triển bom nhiệt hạch của Liên Xô.

Đóng góp chủ yếu của Ginzburg là đề xuất sử dụng Liti-6 làm nhiên liệu hạt nhân, một ý tưởng mang lại khả năng chế tạo bom nhiệt hạch trong thực tế. Việc chế tạo bom nhiệt hạch đã giúp Liên Xô có đủ sức mạnh trở thành đối trọng kiềm chế Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Vụ nổ trái bom nhiệt hạch “thực” đầu tiên của Liên Xô trong cuộc thử nghiệm RDS-37. Ginzburg đã đóng góp một phần không nhỏ trong thành công này.

Mặc dù Ginzburg khởi đầu với tư cách một nhà vật lý thực nghiệm trong lĩnh việc quang học, nhưng ông nhanh chóng nhận ra thế mạnh của mình là vật lý lý thuyết và đã tham gia vào nhiều lĩnh vực vật lý thiên văn khác nhau.

Trong cuộc đời, ông có nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực vật lý như lý thuyết siêu dẫn, cách thức sóng điện từ truyền qua vật chất plasma, nguồn gốc bức xạ vũ trụ và đặc tính triệt tiêu sức căng bề mặt (siêu chất lưu) của Heli lỏng.

Ginzburg được bổ nhiệm làm trưởng khoa lý thuyết tại Viện Lebedev từ năm 1971 đến 1988, khi ông về hưu. Tuy vậy, thời gian sau đó, ông tiếp tục có những buổi seminar nổi tiếng hàng tuần mà ông đã duy trì từ những năm 1950.

Năm 1998, Ginzburg đảm đương vai trò Tổng biên tập của tập san khoa học Uspekhi Fizicheskikh Nauk cho đến cuối đời.

Là một người trung thành với chủ nghĩa vô thần, ông đặc biệt phản đối việc đẩy mạnh thuyết sáng tạo (một học thuyết thần học) là nền tảng của khoa học. Trong một bài phỏng vấn với physicsworld.com, ông cho biết: “Tôi bị thuyết phục rằng tương lai của loài người liên quan đến sự tiến bộ khoa học và tôi tin chắc chắn rằng, một ngày nào đó các tôn giáo sẽ chuyển sang giai đoạn không cao hơn địa vị của thuật chiêm tinh”. Ông cũng để lại một câu nói nổi tiếng: “Giả sử tôi có tin vào Chúa thì mỗi sáng thức dậy tôi sẽ cầu nguyện: Cảm ơn Người đã sinh ra con là một nhà vật lý lý thuyết”.

Vitaly Ginzburg nhận giải Nobel Vật lý năm 2003.

Với những nghiên cứu của mình, Ginzburg đã đạt rất nhiều giải thưởng như giải thưởng Liên Xô năm 1953, Huân chương Lenin năm 1966, Giải vàng Lomonosov năm 1995 và đặc biệt là giải Nobel năm 2003, nhận chung với hai nhà khoa học Alexei Abrikosov và Anthony James Leggett trong một công trình về siêu dẫn và siêu chất lưu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Huyền thoại bác học Acsimet

Huyền thoại bác học Acsimet

Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News