Chấm dứt mọi thông tin liên lạc với tàu thăm dò Philae

Các trạm quan sát mặt đất đã nói lời chào lần cuối với tàu thăm dò Philae trước khi cắt toàn bộ kênh liên lạc sau một năm ngừng hoạt động với robot thăm dò Philae, từng hạ cánh an toàn xuống Sao Chổi từ phi thuyền Rosetta của Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA).

Ngày 27/7, phát biểu với hãng tin AFP từ trạm kiểm soát mặt đất ở Cologne, ông Andreas Schuetz thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Đức DLR cho biết mọi thông tin liên lạc với tàu thăm dò Philae đã chấm dứt, kết thúc một sứ mệnh thành công đối với giới khoa học.


Hình ảnh mô phỏng tàu thăm dò Philae hạ cánh xuống Sao Chổi 67P/Churyumov - Gerasimenko từ phi thuyền Rosetta ngày 12/11/2014. (Nguồn: sci.esa.int).

Theo ông, quyết định cắt mọi nguồn thông tin liên lạc với tàu Philae là nhằm tiết kiệm năng lượng cho "tàu mẹ" Rosetta, đang làm nhiệm vụ bay quanh quỹ đạo Sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, trong những tuần cuối cùng thực hiện sứ mệnh lịch sử riêng của mình, dự kiến chấm dứt vào ngày 30/9 tới.

Do các tấm pin đều cạn kiệt, kết nối thông tin thành công lần cuối cùng của Philae với Trái Đất diễn ra vào ngày 9/7 năm ngoái.

Hiện, các đường dây liên lạc dường như đã bị để không với rất khó có thể hoạt động trở lại.

Trước đó, ngày 12/11/2014, sau nỗ lực kéo dài hơn một thập kỷ, tàu thăm dò Philae đã hạ cánh an toàn xuống Sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một tàu vũ trụ đổ bộ từ Trái Đất đổ bộ thành công xuống Sao Chổi, đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp nghiên cứu vũ trụ.

Sự kiện này mở ra nhiều khám phá mới trong tương lai về sự vận hành của vũ trụ và nguồn gốc của sự sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News