Chân dung 4 chủ nhân của "giải Nobel Toán học" 2022
Huy chương Fields - giải thưởng được coi là danh giá nhất trong toán học đã trao cho 4 nhà khoa học từ Pháp, Ukraine, Mỹ và Anh.
Hội liên hiệp Toán học Quốc tế (IMU) đã trao giải của năm 2022 hôm 5/7 tại Helsinki, Phần Lan thay vì Saint Petersburg, Nga như công bố ban đầu.
4 nhà toán học đoạt huy chương Fields (theo chiều kim đồng hồ từ góc trên bên trái): Maryna Viazovska, James Maynard, June Huh và Hugo Duminil-Copin. (Ảnh: Mattero Fieni/Ryan Cowan/Lance Murphy)
Năm nay, 4 chủ nhân của huy chương Fields - giải thưởng được coi là tương đương với Nobel trong lĩnh vực toán học - gồm giáo sư James Maynard (35 tuổi) tại Đại học Oxford, giáo sư Maryna Viazovska (37 tuổi) tại Đại học Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ Lausanne, giáo sư Hugo Duminil-Copin (36 tuổi) tại Đại học Geneva và giáo sư June Huh (39 tuổi) tại Đại học Princeton.
Giáo sư người Anh Maynard được trao huy chương Fields vì những đóng góp cho lý thuyết số giải tích, dẫn đến những tiến bộ lớn trong kiến thức về cấu trúc của các số nguyên tố và trong lĩnh vực xấp xỉ Diophantine.
Viazovska được vinh danh nhờ chứng minh mạng tinh thể E8 cung cấp sự đóng gói chặt chẽ nhất của những quả cầu giống nhau trong 8 chiều, và những đóng góp vào các vấn đề nội suy và cực trị liên quan trong giải tích Fourier. Bà sinh ra và lớn lên tại Kyiv, thủ đô Ukraine, là người phụ nữ thứ hai từng nhận huy chương Fields, sau Maryam Mirzakhani - nhà toán học người Iran đoạt giải năm 2014 và qua đời vì bệnh ung thư vú năm 2017.
Giáo sư người Pháp Duminil-Copin đoạt giải thưởng danh giá nhờ giải quyết những vấn đề tồn tại từ lâu trong lý thuyết xác suất về sự chuyển pha trong vật lý thống kê, đặc biệt là trong không gian ba và bốn. Một số ví dụ về sự chuyển pha là nước biến thành băng, hoặc bay hơi thành hơi nước.
Nhà toán học người Mỹ gốc Hàn June Huh được tôn vinh nhờ đưa những khái niệm của lý thuyết Hodge vào toán học tổ hợp, chứng minh giả thuyết Dowling - Wilson cho mạng hình học, chứng minh giả thuyết Heron - Rota - Welsh cho cấu trúc matroid, phát triển lý thuyết đa thức Lorentz và chứng minh giả thuyết Mason mạnh.
Huy chương Fields được đặt theo tên nhà toán học Canada John Charles Fields nhằm tôn vinh ông. Giải thưởng được trao cho 2, 3 hoặc 4 nhà toán học dưới 40 tuổi cứ 4 năm một lần, lần đầu tiên diễn ra vào năm 1936. Đến nay, tổng cộng có 64 nhà toán học đã nhận giải thưởng này. Việt Nam có GS Ngô Bảo Châu từng nhận giải này năm 2010.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
