Chắn mặt trời để làm mát Trái đất?
Một nhóm các nhà khoa học vật lý vừa đề xuất một kế hoạch hoàn toàn mới, đầy tham vọng và táo bạo về việc làm mát Trái đất một cách nhân tạo.
Trên lý thuyết, việc phản chiếu một phần ánh sáng mặt trời trở lại không gian trước khi chúng kịp tiếp xúc với bề mặt Trái đất sẽ gây ra hiệu quả tức thì và rõ rệt.
Sử dụng hệ thống gương vũ trụ để phản chiếu ngược ánh sáng mặt trời về vũ trụ sẽ giúp giảm nhiệt cho Trái đất?
Theo Daily Mail, nếu áp dụng phương pháp trên, chỉ sau vài năm, nhiệt độ toàn cầu sẽ có thể giảm trở lại mức nhiệt của cách đây 250 năm, trước khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra. Chính cuộc cách mạng hơi nước đã khiến cho lượng khi carbon dioxide trong không khí ngày càng cao, ngăn cản khí nóng bốc hơi và hậu quả cuối cùng là Trái đất ngày một nóng lên.
Tuy nhiên, không một ai biết phương pháp dùng gương phản chiếu có thể gây ra những tác dụng phụ nào.
Phát biểu tại Hội thảo Toàn cầu về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Nam Phi, đại diện Tổ chức Xã hội Hoàng gia Anh, Quỹ Bảo vệ Môi trường Mỹ và Viện Khoa học các nước đang phát triển (Ý) tin rằng, ý tưởng kiểm soát bức xạ mặt trời có hai khả năng “hoặc rất hữu ích, hoặc sẽ gây ra hậu quả không lường”.
Việc các nền kinh tế lớn không thể thương lượng với nhau về lượng khí nhà kính cắt giảm đã khiến cho cả thế giới phải lo ngại. Rất có thể, chúng ta sẽ không cắt giảm đủ lượng khí gas cần thiết trong khoảng thời gian cho phép, để giữ cho khí hậu trái đất không biến đổi dữ dội, các chuyên gia bày tỏ.
Cho rằng phương pháp địa nhiệt không phải là sự lựa chọn thay thế cho cắt giảm khí carbon, chuyên gia hải dương học John Shepherd của Đại học Southampton (Anh) bình luận. “Kêu gọi thế giới hành động vẫn luôn là kế hoạch A”.
Hội thảo dự đoán nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm tới 6,4 độ C vào năm 2100, nâng mực nước biển lên cao do băng hai cực tan chảy và khí hậu toàn cầu hoàn toàn biến đổi theo chiều hướng khắc nghiệt hơn.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
