Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất liên lạc sau đêm lạnh giá trên Mặt trăng
Ấn Độ hy vọng sẽ lấy lại được liên lạc với sứ mệnh Chandrayaan-3, hiện tại cả tàu đổ bộ và tàu thám hiểm đều không có dấu hiệu của sự sống.
Một ngày trên Mặt trăng tương đương 14 ngày trên Trái đất, nhiệt độ trung bình vào ban ngày là 123 độ C và ban đêm cao nhất, âm 233 độ C.
Tàu đổ bộ Vikram của Ấn Độ trên Mặt trăng. (Ảnh: ISRO).
Sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã mất tín hiệu với trung tâm điều hành vào đầu tháng 9, sau khi nó phải đối mặt với một đêm lạnh giá trên hành tinh này.
Chandrayaan-3 phóng lên Mặt trăng mang theo tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyan, hiện tại chúng không thể tiếp tục hoạt động, do năng lượng pin được cung cấp từ ánh nắng Mặt Trời đã cạn kiệt.
Theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), các nhà khoa học đã không trang bị hệ thống sưởi để bảo vệ tàu của họ khỏi cái lạnh trên Mặt trăng.
ISRO đã tweet trên mạng xã hội X (Twitter) vào ngày 22/9: "Chúng tôi đã nỗ lực thiết lập lại liên lạc với tàu đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan để kiểm tra trạng thái hoạt động của chúng.
Hiện tại, các nhà khoa học không thu được bất kỳ tín hiệu nào từ hai thiết bị này. Chandrayaan-3 không còn dấu hiệu của sự sống sau một đêm lạnh giá trên Mặt trăng.
ISRO cho biết thêm, những nỗ lực thiết lập lại liên lạc vẫn tiếp tục. "Các kỹ sư sẽ theo dõi tàu thăm dò và tàu đổ bộ, hy vọng rằng pin của chúng sẽ được sạc khi bình minh trở lại và sứ mệnh có thể bắt đầu".
Một đêm định mệnh?
Tàu Vikram và Pragyan đã hạ cánh ở khu vực có thể đón ánh nắng khi Mặt Trời mọc. Đáng tiếc, chúng đều không được trang bị hệ thống sưởi đồng vị phóng xạ, ngăn chặn hiện tượng đóng băng pin.
Chính vì thế, đêm trăng mà Chandrayaan-3 vừa trải qua chắc hẳn rất khắc nghiệt, nhiệt độ dự đoán khoảng âm 130⁰C.
Trước đó, Ấn Độ phóng thành công tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3 từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan vào ngày 14/7. (Ảnh: ISRO).
Theo các nhà khoa học, nếu như không có hệ thống sưởi, hai con tàu dường như phải có phép màu để có thể tồn tại trong những điều kiện này.
"Nếu không thể thức dậy, tàu đổ bộ Chandrayaan-3 sẽ mãi nằm ở đó với tư cách là đại sứ Mặt trăng của Ấn Độ", ISRO cho biết trong một tuyên bố. Dẫu vậy, sứ mệnh vẫn được các phương tiện truyền thông ca ngợi, xem như "kỳ tích khoa học vĩ đại nhất" của Ấn Độ.
ISRO không từ bỏ nỗ lực để đánh thức sứ mệnh Chandrayaan-3. Dù có thể nó không thể tiếp tục hoạt động trên Mặt trăng, đây chắc chắn không phải là thất bại đối với Ấn Độ.
Quốc gia đông dân nhất hành tinh đã trở thành đất nước thứ tư chinh phục Mặt trăng, Ấn Độ đã viết nên một trang mới trong lịch sử thám hiểm không gian.
Trước đó, tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã hạ cánh xuống Mặt trăng vào ngày 23/8.
Kể từ đó, tàu thăm dò của sứ mệnh đã di chuyển quãng đường hơn 100 mét trên bề mặt Mặt trăng, thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như phân tích hóa học, lập bản đồ nhiệt, mặt trên cùng của lớp regolith, cũng như các phép đo plasma của hành tinh này.
Các thiết bị khoa học của Chandrayaan-3 cũng xác nhận sự hiện diện của lưu huỳnh, sắt, oxy và nhiều nguyên tố khác tồn tại trên Mặt trăng.

Bí ẩn "mặt trăng bị cháy xém" trong ảnh chụp của tàu NASA
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân cực Bắc Charon - mặt trăng của Sao Diêm Vương - nhuốm màu đỏ nâu ma quái.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

"Quái vật Tiên Nữ" có thể hất bay Trái đất để lộ thứ gây rùng mình
Các nhà khoa học vừa phát hiện hơn 550 vật thể lạc loài trong Andromeda - thiên hà Tiên Nữ, thứ được dự báo có thể hất văng Trái Đất khỏi vùng sự sống trong một vụ va chạm thiên hà.

Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm
Hình ảnh mê hoặc về một vầng trăng lưỡi liềm trá hình xuất hiện giữa ban ngày sẽ hiện ra trước mắt người dân châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.

Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?
Chịu va chạm từ một hành tinh lang thang sẽ khiến Trái đất bị phá hủy hoàn toàn. Việc nó chỉ xuất hiện trong Hệ Mặt trời cũng đã khiến quỹ đạo mọi hành tinh thay đổi.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.
