Chàng sinh viên tạo ra "gỗ" từ phế phẩm của trà kombucha, hứa hẹn giải cứu mảng xanh của hành tinh

James Dyson Award là giải thưởng sáng tạo dành cho sinh viên quốc tế, thách thức những người trẻ tuổi "thiết kế thứ gì đó giải quyết được vấn đề".

Người chiến thắng năm 2021 tại Mỹ là Gabe Tavas, 21 tuổi. Chàng sinh viên tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign,này đã tạo ra gỗ mà không phải chặt cây. Anh đã sáng lập công ty Symmetry và phát minh ra Pyrus: một vật liệu giống như gỗ, không chứa xăng dầu, được sản xuất với chất thải cellulose từ trà kombucha.

“Bằng cách thay thế gỗ, Pyrus có thể giúp cứu lấy cây để chúng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho năng lượng xanh”, Tavas nói.

Chàng sinh viên tạo ra gỗ từ phế phẩm của trà kombucha, hứa hẹn giải cứu mảng xanh của hành tinh
Gabe Tavas và sản phẩm của anh.

“Tôi bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn về các vấn đề như phá rừng, và sau đó tôi nhận ra rằng gỗ chủ yếu được cấu tạo từ cellulose", anh nói.

Mỗi thanh gỗ đều có hai thành phần thiết yếu: cellulose, là chất cung cấp hình dạng và khuôn khổ cơ bản; và lignin, đóng vai trò như một chất keo cho tất cả các thành phần khác.

Một số công ty kombucha sử dụng vi sinh vật tạo ra các lớp cellulose kết dính bên trên chất lỏng. Một lớp cellulose sẽ chứa đầy vi khuẩn nhầy phát triển bên trên kombucha khi ủ và lớp này thường được vứt đi. 

Chàng sinh viên tạo ra gỗ từ phế phẩm của trà kombucha, hứa hẹn giải cứu mảng xanh của hành tinh
Nnhững tấm cellulose sau đó được trộn để có độ đặc đồng đều, rồi được nhúng vào một loại gel.

Để tạo ra Pyrus, Symmetry đã kết hợp với hội doanh nghiệp The Plant để được cung cấp hơn 100kg phế phẩm từ kombucha, những tấm cellulose sau đó được trộn để có độ đặc đồng đều và sau đó được nhúng vào một loại gel. Khi gel khô đi, nó cứng lại và được đặt dưới một máy ép cơ học để tạo thành một tấm vật liệu giống như gỗ phẳng. Vật liệu này sau đó có thể được chà nhám, cắt và phủ nhựa resin, giống như các vật liệu gỗ từ thân cây.

Chàng sinh viên tạo ra gỗ từ phế phẩm của trà kombucha, hứa hẹn giải cứu mảng xanh của hành tinh
Khi gel khô đi, nó cứng lại, tạo thành một tấm vật liệu giống như gỗ phẳng.

“Cây cối sử dụng cellulose để tạo ra các cấu trúc cơ bản của chúng, vậy nếu chúng ta lấy thành phần đó từ vi khuẩn thì sao?”, Tavas tự hỏi và đi tìm câu trả lời.

Trong khi có một số công ty tạo ra vật liệu thay thế gỗ, nhiều công ty đang sử dụng mùn cưa. Sử dụng mùn cưa vẫn phải chặt cây, và nó cũng gây ra những nguy cơ sức khỏe cho những người tiếp xúc quá nhiều với nó.

Trái lại, Pyrus sử dụng phần thừa từ kombucha, vừa thân thiện với môi trường vừa là vật liệu bền vững, để tạo ra cellulose. Mục tiêu cuối cùng của Pyrus là thay thế các sản phẩm gỗ đắt tiền và đẹp mắt hiện đang là nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng rất lớn.

Chàng sinh viên tạo ra gỗ từ phế phẩm của trà kombucha, hứa hẹn giải cứu mảng xanh của hành tinh
Mục tiêu cuối cùng của Pyrus là thay thế các sản phẩm gỗ đắt tiền.

Trong năm qua, Tavas đã sản xuất 74 mẫu gỗ Pyrus với nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau. Pyrus đã được thử nghiệm trong xuất để có sự hướng dẫn và phản hồi từ những người thợ làm đồ gỗ chuyên nghiệp. 

Chàng sinh viên tạo ra gỗ từ phế phẩm của trà kombucha, hứa hẹn giải cứu mảng xanh của hành tinh
 Tavas đã sản xuất 74 mẫu gỗ Pyrus với nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau.

Giải thưởng James Dyson Mỹ giúp Tavas có 2.600 USD tiền thưởng. Anh dự định sử dụng số tiền này để mở rộng cơ sở sản xuất và phát triển quy trình in 3D.

Cuối cùng, Tavas muốn Pyrus được sản xuất thành nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và có khả năng thương mại.

Pyrus sẽ tiến lên sân khấu Giải thưởng James Dyson quốc tế. Danh sách sẽ được công bố vào ngày 13 tháng 10 và những người chiến thắng quốc tế sẽ được công bố vào ngày 17 tháng 11. Nhà phát minh và doanh nhân người Anh, Ngài James Dyson sẽ đích thân chọn ra người chiến thắng giải quốc tế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phố phường Hải Phòng

Phố phường Hải Phòng "hóa sông" vì mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài liên tục từ khoảng 3h sáng 26-8, khiến hàng loạt khu vực tại TP Hải Phòng bị ngập nặng, người dân gặp khó khăn trong việc đến nơi làm việc.

Đăng ngày: 26/08/2021
Đỉnh núi từng là

Đỉnh núi từng là "nóc nhà Thụy Điển" ngày càng lùn đi do khí hậu nóng lên

Đỉnh núi sông băng phía nam, được gọi là Sydtoppen, cao tới 2.120 m trên mực nước biển vào năm 1968 và từng là đỉnh núi cao nhất Thụy Điển giờ đang thoi thóp do khí hậu nóng lên.

Đăng ngày: 26/08/2021
Thiên nhiên

Thiên nhiên "bắt" loài người phải trả giá: Các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ngày càng tệ hơn

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có khoảng 1,7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do chịu ảnh hưởng từ sự biến đổi nhiệt độ vào năm 2019.

Đăng ngày: 25/08/2021
Mưa đá ở TP HCM phá vỡ quy luật thông thường

Mưa đá ở TP HCM phá vỡ quy luật thông thường

" Ngành khí tượng chưa bao giờ ghi nhận mưa đá tại TP HCM vào tháng 8", ông Lê Đình Quyết, Phó Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ cho biết.

Đăng ngày: 24/08/2021
Lần đầu tiên trong lịch sử đỉnh băng Greenland xuất hiện mưa

Lần đầu tiên trong lịch sử đỉnh băng Greenland xuất hiện mưa

Greenland ghi nhận trận mưa lớn kỷ lục với 7 tỷ tấn nước trút xuống, dấu hiệu đáng báo động về tình trạng biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 21/08/2021
Dòng suối bí ẩn nhất thế giới, luôn ngừng chảy sau mỗi 15 phút

Dòng suối bí ẩn nhất thế giới, luôn ngừng chảy sau mỗi 15 phút

Hoạt động chảy có nhịp điệu của dòng suối đặc biệt Intermittent Spring tại Wyoming chỉ diễn ra từ cuối mùa Hè đến mùa Thu, khi mực nước ngầm thấp.

Đăng ngày: 20/08/2021
Đảo mới xuất hiện trên biển Nhật Bản sau phun trào núi lửa

Đảo mới xuất hiện trên biển Nhật Bản sau phun trào núi lửa

Hòn đảo rộng một kilomet là kết quả của vụ phun trào núi lửa ngầm dưới biển và có thể tiếp tục phát triển trong tương lai.

Đăng ngày: 20/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News