Chàng trai tìm ra chất kháng tế bào ung thư tuyến tụy từ ong dú

Nguyễn Xuân Hải đam mê hóa học từ nhỏ. Từ người thầy của mình, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai (Trưởng Khoa hóa học, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM), Hải bắt đầu quan tâm tới keo ong (một chất keo dính con ong tự sản xuất ra để trám những lỗ hổng trong tổ của mình).

Hải cho biết, ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Brazil, Mỹ, keo ong được sản xuất và cung ứng ra thị trường nhiều ngang với mật ong, sáp ong. Nhưng ở Việt Nam, keo ong còn là thứ mới mẻ, nhiều người không biết công dụng của nó đã bỏ nó đi khi thu hoạch mật ong, sáp ong. Chính điều này đã khiến Hải tò mò tìm hiểu, keo ong có gì đặc biệt, có tác dụng gì cho sức khỏe con người.

Chàng trai tìm ra chất kháng tế bào ung thư tuyến tụy từ ong dú
Nguyễn Xuân Hải là giảng viên được nhiều học trò ngưỡng mộ.

Từ năm 2010, Nguyễn Xuân Hải bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về keo ong. Trong quá trình tìm tòi, anh phát hiện ra một loại ong không có ngòi châm, chỉ có ở Việt Nam, trên thế giới chưa thấy công bố. Anh lấy mẫu và gửi tới Viện nghiên cứu ong T.Ư, Hà Nội. Tại đây, dưới sự hỗ trợ của tiến sĩ Lê Quang Trung, loài ong này đã được định danh là ong dú (tên tiếng Anh là stingless bee).

Đem trích xuất các chất trong keo ong dú được lấy ở tỉnh Bến Tre và thử nghiệm trên tế bào ung thư tuyến tụy của người, Nguyễn Xuân Hải phát hiện ra các chất này có khả năng kháng tế bào ung thư.

Tình cờ, trong quá trình nghiên cứu keo ong dú được lấy từ những con ong sống ở vùng trồng xoài tại miền Nam, Hải cũng phát hiện ra thành phần hóa học và hoạt tính kháng tế bào ung thư tuyến tụy (panc-1) của vỏ thân cây xoài (tên khoa học là mangifera indica).

"Trước đây, xoài chỉ để lấy quả, không ai quan tâm đến thân của nó, tôi cũng bất ngờ về sự phát hiện này", Hải nói.

Chàng trai tìm ra chất kháng tế bào ung thư tuyến tụy từ ong dú
Bên cạnh đam mê nghiên cứu khoa học, Nguyễn Xuân Hải tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.

Hải cho hay, việc nghiên cứu keo ong và đề tài nghiên cứu về hợp chất có khả năng gây độc tế bào ung thư tuyến tụy panc-1 và psn-1 từ keo ong dú (trigona minor) ở Bến Tre của anh hy vọng sẽ mở ra một cánh cửa trong việc sản xuất các thực phẩm chức năng, hỗ trợ trong quá trình chữa ung thư tuyến tụy.

Anh hào hứng: "Ung thư tuyến tụy là một ung thư rất nguy hiểm, trên thế giới chưa tìm ra cách chữa. Trong khi đó, ở Việt Nam, tôi quan sát, keo ong là một thứ thường bị bỏ đi, đó là lãng phí. Nếu nghiên cứu được thực phẩm chức năng từ keo ong, để hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy, đó là một điều rất tuyệt vời".

Bố và mẹ đều làm việc trong ngành dược, Nguyễn Xuân Hải được ủng hộ để tham gia các hoạt động khoa học. Anh cho biết, tìm được tình yêu, đam mê với công việc mình đang thực hiện.

Nguyễn Xuân Hải được T.Ư Đoàn trao giải Quả cầu vàng năm 2016 trong lĩnh vực công nghệ y dược.

Đam mê khoa học, Nguyễn Xuân Hải từng có 17 công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí quốc tế, 22 công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí trong nước, 4 báo cáo tại Hội nghị quốc tế.

Anh là chủ nhiệm 3 đề tài cấp cơ sở:

Nghiên cứu so sánh hoạt tính chống oxy hóa, tổng hàm lượng polyphenol trong mẫu keo ong Việt Nam và một số nước, tháng 2/2011 - 2/2012, đã nghiệm thu loại xuất sắc.

Phân lập các hợp chất có khả năng gây độc tế bào ung thư tuyến tụy panc-1 và psn-1 từ keo ong dú (trigona minor) ở Bến Tre, Việt Nam, tháng 9/2013 - tháng 9/2014, đã nghiệm thu loại khá.

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng tế bào ung thư tuyến tụy (panc-1) của vỏ thân cây xoài (mangifera indica), 2015 - 2016, đang nghiệm thu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà phát minh

Nhà phát minh "khủng" nhất thế giới với 3.500 bằng sáng chế

Ông Yoshiro Nakamatsu đã có bản quyền của hơn 3.500 sáng chế, gấp 3 lần so với 1.093 bằng sáng chế của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison.

Đăng ngày: 29/12/2016
Elon Musk: Từ đứa trẻ bị bạn đánh

Elon Musk: Từ đứa trẻ bị bạn đánh "bố nhìn không ra" đến tỉ phú đầy quyền lực

Elon Musk là một trong những tỉ phú nổi bật của thế giới. Bằng sức lực và trí tuệ của mình, ông đã tạo ra nhiều công ty có giá hàng tỉ USD. Trong đó, tập đoàn SpaceX của ông có tham vọng giúp loài người chinh phục sao Hỏa.

Đăng ngày: 29/12/2016
Nữ khoa học gia vĩ đại, người xác nhận sự tồn tại của vật chất tối đã qua đời

Nữ khoa học gia vĩ đại, người xác nhận sự tồn tại của vật chất tối đã qua đời

Nhà thiên văn học đã phát hiện ra bằng chứng về vật chất tối, Vera Rubin đã qua đời tối chủ nhật ở tuổi 88.

Đăng ngày: 28/12/2016
Marie Curie xây giấc mơ khoa học từ phòng thí nghiệm tồi tàn

Marie Curie xây giấc mơ khoa học từ phòng thí nghiệm tồi tàn

Không cần đến phòng thí nghiệm hiện đại hay những trang thiết bị tối tân mới có thể nảy ra ý tưởng vĩ đại. Marie Curie trở thành nữ bác học lừng danh từ căn phòng ẩm thấp và tồi tàn nhất mà một nhà khoa học có thể tưởng tượng.

Đăng ngày: 28/12/2016
Nhà khoa học

Nhà khoa học "Giáo hoàng" dự đoán được cái chết của mình

Enrico Fermi, nhà vật lý lý thuyết Italy, được bạn bè gọi là

Đăng ngày: 27/12/2016
Những nhà khoa học dị thường nhất trong lịch sử

Những nhà khoa học dị thường nhất trong lịch sử

Kiểm soát trí óc, lai giống giữa người và tinh tinh là một trong những ý tưởng kỳ quái của các nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử.

Đăng ngày: 26/12/2016
Cha đẻ thủ thuật xử trí hóc dị vật Henry Heimlich qua đời

Cha đẻ thủ thuật xử trí hóc dị vật Henry Heimlich qua đời

Bác sĩ Henry Heimlich, người sáng tạo ra thủ thuật xử lý hóc dị vật qua đời ngày 17/12 ở tuổi 96 sau một cơn đau tim.

Đăng ngày: 19/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News