Chất độc thần kinh Novichok là gì? Nguy hiểm ra sao?
Theo cáo chí phương Tây, "Novichok" là tên gọi dùng để chỉ một dòng chất độc hóa học do Liên Xô phát triển bắt đầu từ thập niên 1970.
Sự tồn tại của nó được ông Vil Mirzayanov - một nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu hóa hữu cơ và công nghệ của Nga công bố năm 1991. Ông Mirzayanov - người đã đào thoát sang phương Tây - tiết lộ Matxcơva đang chế tạo một loại chất độc thần kinh mạnh hơn bất cứ thứ gì từng tồn tại trước đó, đi ngược lại Hiệp ước Vũ khí hóa học 1990.
Khi bị nhiễm chất độc này, nó có khả năng làm chậm nhịp tim, tắc đường thở và khiến nạn nhân chết ngạt.
Tuy cho đến nay thông tin về chất độc này vẫn còn khá mơ hồ, nhưng các chuyên gia phương Tây cho rằng nó có sức sát thương cực mạnh, mạnh hơn 5-8 lần so với chất độc thần kinh huỷ diệt hàng loạt VX. Khi bị nhiễm chất độc này, nó có khả năng làm chậm nhịp tim, tắc đường thở và khiến nạn nhân chết ngạt.
Hầu hết hợp chất thuộc lớp Novichok được gọi là "vũ khí nhị phân", tức cấu tạo của chúng gồm hai thành phần vô hại riêng biệt và chỉ trở thành chất độc khi kết hợp lại với nhau.
"Chất độc thần kinh Novichok được cho là rất khó phát hiện trong quá trình sản xuất. Chúng dễ dàng được tạo ra trong bất cứ nhà máy thuốc trừ sâu nào vì thành phần chỉ bao gồm các hóa chất thông dụng", bảng hướng dẫn về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Viện hàn lâm Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ mô tả.
Trong khi Mỹ cáo buộc Nga phát triển chất độc Novichok từ thời Liên Xô thì ngược lại, Nga cũng cáo buộc Mỹ đã sản xuất và cấp bằng sáng chế cho Novichok như một vũ khí hoá học. Đại diện Thường trực của Liên bang Nga ở Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) Aleksander Sulgin đã tuyên bố về điều này, khi phát biểu tại cuộc họp bất thường của Hội đồng Điều hành Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) về vụ việc ở Salisbury-Anh. Ông Sulgin cho xem tài liệu của cơ quan Bằng sáng chế và Thương hiệu (United States Patent và Trademark Office) của Mỹ và cho biết, ngày 01/12/2015 cơ quan này đã đề nghị phía Nga kiểm tra "bằng sáng chế phát minh của nhà khoa học Mỹ T.Rubin".

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết
Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư
Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon
Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?
Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Món ăn vặt giúp khôi phục "bản lĩnh đàn ông"
Chỉ 14 tuần duy trì thói quen ăn vặt này, sức mạnh tinh binh của các quý ông tham gia thử nghiệm đã tăng lên đáng kể.

Cá chết gây độc cho người ăn như thế nào?
Hai ngày nay, Hồ Tây (Hà Nội) có hiện tượng cá chết nổi trắng mặt nước, dạt vào từng đám ven bờ. Các chuyên gia ý tế khuyến cáo người dân không nhặt hoặc vớt cá chết để làm thức ăn.
