Chất trong máu người đến từ ngoài hành tinh
Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ hé lộ chất sắt trong máu loài người có thể tới từ những thiên hà khác từ hàng tỷ năm trước.
Nhóm các nhà thiên văn học từ Mỹ vừa công bố nghiên cứu mới hé lộ cách vũ trụ hình thành các kim loại nặng (ví dụ như sắt).
Theo nghiên cứu này, chuỗi sự kiện diễn này diễn ra khoảng 10 tỷ năm trước khi tuổi của vũ trụ bằng 1/3 hiện nay chứ không phải sắt được hình thành sau khi có Trái đất như nhiều người vẫn tưởng.
Nghiên cứu do các chuyên gia ở Viện Vũ trụ và thiên văn học Kavli (KIPAC) quản lý, kết hợp với Cơ quan năng lượng của Phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia Mỹ (SLAC) và Đại học Stanford (Mỹ). Đứng đầu nghiên cứu là nhà vật lý thiên văn của KIPAC – ông Norbert Werner.
Ảnh: genk.vn
Khám phá quan trọng nhất của nhóm nghiên cứu là chính các ngôi sao nổ tung (như siêu tân tinh, sao băng) và lỗ đen đã “gieo” kim loại nặng và phân bố không đồng đều khắp 190 dải thiên hà.
Phát hiện này củng cố giả thuyết rằng, khoảng 10 tỷ năm trước, vũ trụ rất bất thường và mạnh mẽ. Nếu không có thời kỳ đó, sự sống trên Trái đất không thể hình thành.
Sắt và nhiều kim loại nặng khác tồn tại giữa các thiên hà rất lâu trước khi chòm sao Anh Tiên (Perseus) bắt đầu hình thành. Phần lớn các chất hóa học được tạo ra bởi hàng tỷ những ngôi sao khổng lồ nổ tung không lâu sau khi vụ nổ Big Bang xảy ra.
Về cơ bản, mỗi ngôi sao có cuộc đời ngắn ngủi này đều là một lò phản ứng. Các nhà khoa học tin rằng, quá trình tương tự cũng diễn ra ở phần lớn hố đen trong lõi các thiên hà.
Ondrej Urban, nghiên cứu sinh tại KIPAC cho hay: “Sự kết hợp năng lượng của những hiện tượng vũ trụ này phải đủ mạnh để đẩy các kim loại ra khỏi thiên hà và làm giàu, hòa trộn khí gas giữa các thiên hà".
Khi tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng đồng thời tính toán được lượng của sắt trong chòm sao Anh Tiên tương đương với tổng lượng sắt tồn tại trong khoảng... 50 tỷ Mặt trời của vũ trụ.
Aurora Simionescu, Cơ quan thám hiểm vũ trụ của Nhật Bản, đồng tác giả nghiên cứu nói: “Sắt trong máu của loài người già hơn so với các nhà khoa học tính toán rất nhiều. Chúng hình thành trong vũ trụ từ hàng tỷ năm trước và cách Trái đất đến hàng triệu năm ánh sáng”.
Được biết, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu do vệ tinh Suzaku (Mỹ-Nhật) thu thập. Công trình kể trên vừa được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 31/10

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
