Châu Âu giá rét khủng khiếp, chim bói cá chết cứng khi xuống nước săn mồi
Châu Âu vẫn chưa thoát khỏi cơn ác mộng thời tiết mang tên “quái vật phương Đông” khi nhiệt độ tiếp tục rơi xuống dưới mức đóng băng và tuyết bao phủ khắp lục địa.
Trong những hình ảnh thời tiết tồi tệ ảnh hưởng đến khắp châu Âu, một con chim bói cá được phát hiện đông cứng dưới mặt nước phía Bắc Amsterdam. Con chim được cho là lặn xuống nước để săn mồi nhưng có thể lạc vào hố băng và không thể tìm được lối ra.
Dù thời tiết khắc nghiệt, một số gia đình tại Amsterdam vẫn tận hưởng không khí khi quyết định trượt băng trên những con kênh của thành phố. Tại Amsterdam, nhiệt độ rơi xuống dưới -1 độ C ngày 2/3.
Hàng chục người dân cả nam nữ và trẻ em quyết định trượt theo những sông băng khổng lồ, một số người còn đưa thú nuôi ra ngoài đi dạo. Các cơ quan chức năng cấm tàu thuyền hoạt động tại một số khu vực nơi băng đá phát triển mạnh.
Con chim xinh đẹp nhưng xấu số có thể không tìm được lối thoát khỏi mặt nước đóng băng.
Trong khi đó, một số người ở Dortmund, Đức nơi nhiệt độ dưới mức đóng băng vẫn đi bơi trong những hồ băng ngoài trời.
Theo Daily Mail, trong khi Đức thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất của bão tuyết, nhiệt độ vẫn rất thấp tại các khu vực dọc biển Baltic, có chỗ chạm đến -17,5 độ C. Cả những nước từng ít chịu ảnh hưởng như Thụy Điển và Đan Mạch cũng phải cảnh báo người dân về việc hạn chế đi lại trên đường và các sông hồ đóng băng.
Con chim được người đi đường phát hiện ngày 1/3.
Một số người vẫn tranh thủ nhúng nước trong thời tiết lạnh giá.
Băng đá trở thành một trở ngại lớn cho sinh hoạt của người dân và cả các con vật.
Tuyết phủ dày ở nhiều nơi.
Đường sá và các dịch vụ công cộng như trường học bị đóng cửa vì thời tiết xấu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
