Châu Âu lạnh cóng do biến đổi khí hậu?
Trong suốt hơn một tháng qua, rất nhiều quốc gia châu Âu đã bị bão tuyết và cái lạnh buốt giá tấn công. Nhiệt độ tại nhiều nơi xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy hiện tượng này có sự liên quan mật thiết đến biến đổi khí hậu toàn cầu.
Châu Âu đang chịu cảnh lạnh giá trong gần 1 tháng nay. (Ảnh: Internet).
Một công trình nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Học viện Potsdam được đăng tải trên Tạp chí Geophysical Research đã khẳng định, thủ phạm của đợt lạnh giá đang tấn công châu Âu không ai khác chính là do khí hậu toàn cầu ấm lên khiến băng ở Bắc Cực tan ra.
Stefan Rahmstorf, người tham gia chương trình nghiên cứu này cho hay, do khí hậu ở Bắc Cực ấm lên, trong vòng 30 năm qua, diện tích băng bao phủ Bắc Cực đã giảm đi hơn 20%. Khi các đại dương không còn băng bao phủ nữa, chúng sẽ giải phóng hơi ấm vào không khí, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của khí quyển. Kết quả là, không khí lạnh ở các vùng cực do tác động của hệ thống áp suất cao quay ngược trở lại vùng lục địa châu Âu, tạo nên mưa tuyết và thời tiết lạnh giá ở khu vực này.
Vladimir Petoukhov, người đứng đầu chương trình nghiên cứu này cũng cho biết, ngoài hai nguyên nhân kể trên thì sự giảm sút các hoạt động của Mặt trời cũng như sự thay đổi các dòng hải lưu ấm trên vịnh Mexico cũng là nguyên nhân khiến nhiệt độ châu Âu xuống thấp như vậy.
Các số liệu của Tổ chức Khí tượng thế giới cũng cho thấy, năm 2010 sẽ trở thành 1 trong 3 năm có nhiệt độ trung bình cao nhất kể từ năm 1850, khi con người bắt đầu ghi chép về nhiệt độ. Petoukhov khẳng định, kết luận này hoàn toàn không hề mâu thuẫn với mùa đông rét buốt mà châu Âu đang phải chịu đựng. Nhà khoa học này cho hay, khi nước Đức và các quốc gia khác đang gặp phải bão tuyết và cái lạnh buốt giá thì ở đảo Greenland, nhiệt độ của tháng 12 đều ở trên 0 độ C.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
