Châu Âu: Người dân mệt mỏi vì mùa đông không mặt trời

Một số nước châu Âu đang trải qua mùa đông tối tăm nhất trong nhiều năm trở lại đây do trời nhiều mây khiến số giờ có ánh nắng mặt trời giảm mạnh.

Theo Guardian, Viện Khí tượng Hoàng gia Bỉ đã tuyên bố tháng 12/2017 là "tháng tối tăm thứ hai kể từ năm 1887", khi chỉ có 10,5 giờ nắng trong tháng.

Châu Âu: Người dân mệt mỏi vì mùa đông không mặt trời
Bầu trời tại nhiều thành phố ở châu Âu luôn trong tình trạng tăm tối và ảm đạm vào những tháng mùa đông. (Ảnh: Getty).

Trong khi đó, một số vùng ở phía bắc nước Pháp có số giờ nắng rơi vào khoảng 26 giờ trong tháng cuối năm 2017. Đặc biệt, tại Lille, số giờ nắng trong nửa tháng đầu năm 2018 chỉ khoảng 2,7 giờ.

Tại Moscow, người dân Nga trải qua tháng 12 với chỉ 6 phút có ánh nắng trực tiếp, phá vỡ kỷ lục 3 giờ trời nắng vào tháng 12/2000. Một số người chia sẻ họ cảm thấy tâm trạng không ổn và phải tìm đến chuyên gia tâm lý do bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

Thủ đô Paris của Pháp, nơi có số giờ nắng trung bình trong tháng 1 hàng năm là 62,5 giờ, cũng mới chỉ nhận được 10 giờ nắng, sau khi 2/3 thời gian của tháng đã trôi qua.

"Một ngôi sao đã bị bắt cóc. Chúng ta vẫn chưa nhìn thấy bất cứ dấu hiệu nào từ Mặt Trời", tờ La Voix du Nordcủa Pháp viết trong số báo ra ngày 14/1.

Châu Âu: Người dân mệt mỏi vì mùa đông không mặt trời
Số giờ nắng tại một số thành phố của Pháp. (Đồ họa: Guardian).

Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo trời tối liên tục có thể dẫn tới tình trạng căng thẳng, thiếu năng lượng, thèm ngủ và tiêu thụ nhiều đồ ngọt, chất béo ở mỗi người.

"Khi không có ánh sáng, chúng ta chậm chạp, mệt mỏi, đó là dấu hiệu của bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa", một người ở Lille vừa chi 47 USD để trị liệu ánh sáng, cho biết.

Theo dự báo thời tiết, mây mù sẽ tiếp tục duy trì, khiến tình trạng trời tối có thể kéo dài trong những ngày tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Cột mây dựng đứng như tháp canh nhìn từ vũ trụ

Cột mây dựng đứng như tháp canh nhìn từ vũ trụ

Một phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp lại đám mây lớn có hình dạng thẳng đứng kỳ lạ trên đảo Andros thuộc quần đảo Bahamas, Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 20/01/2018
Hầm băng cực lớn Liên Xô đào ở Bắc Cực đang tan chảy

Hầm băng cực lớn Liên Xô đào ở Bắc Cực đang tan chảy

Đường hầm bằng băng xây dựng tại Bắc Cực từ thời Liên Xô đang bị tan chảy do biến đổi khí hậu, theo Daily Mail.

Đăng ngày: 19/01/2018
Phát hiện hang động dưới nước lớn nhất hành tinh

Phát hiện hang động dưới nước lớn nhất hành tinh

Các nhà khảo cổ học tìm thấy hang động dưới nước lớn nhất nằm dưới vùng biển ngoài khơi bán đảo Yucatan phía đông nam Mexico, International Business Times hôm 17/1 đưa tin.

Đăng ngày: 18/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News