Châu Âu phóng vệ tinh quan sát Trái đất Sentinel thứ 7

Châu Âu vừa phóng vào quỹ đạo vệ tinh quan sát Trái đất Sentinel thứ 7 như một phần trong dự án Copernicus trị giá hàng tỷ euro.


Vệ tinh Sentinel-3. (Ảnh: Spaceflight)

Dự án này sẽ giúp đưa ra dự báo về các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino hay quan sát sự nóng lên toàn cầu.

Vệ tinh Sentinel-3B, một phần trong hệ thống các vệ tinh làm nhiệm vụ giám sát trái đất, đã được phóng vào quỹ đạo bằng tên lửa Rockot, từ trung tâm vũ trụ Plesetsk, thuộc khu vực Arkhangelsk, Tây Bắc nước Nga lúc 17h57, giờ GMT ngày 25/4

Vệ tinh này sẽ gia nhập cùng với vệ tinh Sentinel-3A được đưa vào quỹ đạo từ năm 2016, nhằm thu thập dữ liệu về độ cao, nhiệt độ bề mặt biển, để đưa ra những dự báo về thời tiết chính xác hơn, cũng như về tác động của xu hướng nhiệt độ trên trái đất tăng lên.

Dữ liệu thu thập từ vệ tinh có thể giúp các công ty vận tải lập biểu đồ về các tuyến đường hiệu quả hơn, đồng thời có thể được sử dụng để theo dõi các vụ cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước hay sự cố tràn dầu.

Dự án Copernicus được Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) mô tả là dự án quan sát trái đất tham vọng nhất từ trước đến nay. Liên minh châu Âu và Cơ quan Vũ trụ châu Âu cũng đã cam kết tài trợ hơn 8 tỷ euro (9,8 tỷ USD) cho dự án này đến năm 2020.

Sự ra mắt của dự án Copernicus trở nên đặc biệt cấp thiết sau khi châu Âu mất liên lạc với vệ tinh quan sát trái đất Envisat vào năm 2012 sau 10 năm khai thác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News