Châu Âu tìm cách sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ

Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ kêu gọi các nước thành viên cấp kinh phí cho chương trình điện mặt trời trong vũ trụ tại một cuộc họp quan trọng cuối năm nay.

Châu Âu tìm cách sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ
Thiết kế của vệ tinh truyền năng lượng mặt trời từ không gian. (Ảnh: ESA)

Chương trình Solaris sẽ khám phá khả năng sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ (SBSP) để cung cấp năng lượng sạch và góp phần giảm lượng khí thải carbon. Chương trình sẽ hợp tác với các ngành công nghiệp để đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật, lợi ích, phương án tiến hành, cơ hội thương mại và nguy cơ đi kèm với công nghệ mới, Space hôm 20/8 đưa tin.

SBSP bao gồm thu thập năng lượng mặt trời bằng tấm pin quang năng khổng lồ trên quỹ đạo địa tĩnh, quỹ đạo ở độ cao 36.000km, nơi các vệ tinh trông như bay lơ lửng khí trên một điểm cố định. Không bị cản trở bởi khí quyển Trái Đất, nhà máy điện mặt trời trong không gian sẽ sản xuất điện hiệu quả hơn nhà máy trên mặt đất và truyền năng lượng về Trái Đất để biến đổi thành điện.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) mô tả chương trình Solaris như một giải pháp đối với khủng hoảng biến đổi khí hậu hiện nay và nguồn năng lượng sạch, chi phí phải chăng, liên tục, dồi dào và an toàn. ESA sẽ phát triển SBSP vào năm 2025.

"Năng lượng mặt trời trong vũ trụ là một bước quan trọng tiến tới trung hòa carbon và độc lập về năng lượng của châu Âu", Josef Aschbacher, tổng giám đốc ESA, chia sẻ qua mạng Twitter hôm 16/8. "Hai nghiên cứu độc lập gần đây khuyến khích đầu tư để thúc đẩy công nghệ cần thiết để giải quyết khủng hoảng năng lượng".

Đề án Solaris sẽ được đệ trình tại Hội đồng Thủ tướng vào tháng 11 nhưng ESA chưa tiết lộ thông tin về kinh phí. Mục tiêu cuối cùng của SBSP là giúp châu Âu đạt mục tiêu không thải carbon vào năm 2050. Ý tưởng về SBSP xuất hiện lần đầu tiên vào thập niên 1960 và thu hút sự quan tâm lớn từ nhiều nước. Trung Quốc đang lên kế hoạch thử nghiệm trên quỹ đạo trước khi kết thúc thập kỷ như một bước đệm cho hệ thống công suất hàng gigawatt vào giữa thế kỷ 21.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA công bố các địa điểm được chọn để đáp phi thuyền đưa người lên Mặt trăng

NASA công bố các địa điểm được chọn để đáp phi thuyền đưa người lên Mặt trăng

NASA dự kiến phóng tàu không gian Artemis đầu tiên vào ngày 29-8. Hiện tên lửa và tàu Orion cho sứ mệnh Artemis I đã đến bệ phóng tại Trung tâm không gian Kennedy của NASA ở bang Florida.

Đăng ngày: 21/08/2022
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 20/08/2022
Liệu thuyết Big Bang có thể sai?

Liệu thuyết Big Bang có thể sai?

Những hình ảnh từ kính viễn vọng James Webb đặt ra nhiều nghi vấn về sự tồn tại của vũ trụ giãn nở, yếu tố giúp các nhà khoa học đặt ra thuyết Big Bang.

Đăng ngày: 20/08/2022
Tàu vũ trụ già nhất của NASA tròn 45 tuổi

Tàu vũ trụ già nhất của NASA tròn 45 tuổi

Phóng lần đầu tiên vào năm 1977, bộ đôi tàu thăm dò Voyager là nhiệm vụ hoạt động lâu nhất của NASA.

Đăng ngày: 20/08/2022
Hình ảnh vũ trụ lớn nhất từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

Hình ảnh vũ trụ lớn nhất từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

Dựa trên dữ liệu từ kính viễn vọng James Webb, các nhà khoa học đã tạo ra bức ảnh rộng nhất về các thiên hà thuộc vũ trụ sơ khai.

Đăng ngày: 20/08/2022
Bé gái 8 tuổi trò chuyện với trạm vũ trụ ISS bằng radio nghiệp dư

Bé gái 8 tuổi trò chuyện với trạm vũ trụ ISS bằng radio nghiệp dư

Một cô bé 8 tuổi người Anh đã có cơ hội trò chuyện với các phi hành gia thuộc trạm vũ trụ quốc tế ISS thông qua hệ thống radio nghiệp dư của cha mình.

Đăng ngày: 20/08/2022
Phi hành gia Nga kết thúc sớm chuyến đi bộ ngoài không gian do trục trặc kỹ thuật

Phi hành gia Nga kết thúc sớm chuyến đi bộ ngoài không gian do trục trặc kỹ thuật

Người phát ngôn Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ Rob Navias khẳng định trong vụ việc này, phi hành gia Nga “không có lúc nào ở trong tình trạng nguy hiểm”.

Đăng ngày: 19/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News