Châu lục nóng lên nhanh nhất thế giới

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3) của Liên minh châu Âu (EU) hôm 19/6, châu Âu năm ngoái đã nóng hơn khoảng 2,3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hạn hán làm khô héo cây trồng, nhiệt độ mặt biển phá kỷ lục và sông băng tan chảy với mức độ chưa từng thấy là một số hậu quả mà báo cáo đưa ra.


Người dân Milan, Italy, ngày 22/7/2022 giữa đợt nắng nóng gay gắt ở châu Âu. (Ảnh: AFP).

Châu Âu là châu lục đang nóng lên nhanh nhất thế giới, nóng lên nhiều hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu kể từ những năm 1980. Châu lục này trải qua mùa hè nóng nhất từng ghi nhận vào năm ngoái, với các nước Pháp, Đức, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Anh trải qua năm nóng nhất lịch sử.

Thế giới ấm lên trung bình gần 1,2 độ C kể từ giữa những năm 1800, gây ra nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bao gồm các đợt nắng nóng dữ dội hơn, hạn hán nghiêm trọng hơn và những cơn bão mạnh hơn do nước biển dâng. Nhiều nước nghèo, dù đóng góp ít vào chất thải nhiên liệu hóa thạch làm tăng nhiệt độ, lại chịu hậu quả nặng nề nhất.

"Tại châu Âu, nhiệt độ cao làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán nghiêm trọng và lan rộng, dẫn đến cháy rừng dữ dội và tạo ra vùng cháy lớn thứ hai lịch sử, đồng thời dẫn đến hàng nghìn ca tử vong liên quan đến nhiệt", Petteri Taalas, Tổng thư ký WMO, cho biết. Năm 2022, nắng nóng gay gắt khiến hơn 16.000 người thiệt mạng, trong khi thời tiết và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại khoảng 2 tỷ USD.

Cũng trong năm 2022, các sông băng trên dãy Alps mất khối lượng kỷ lục do lượng tuyết mùa đông quá thấp, mùa hè nắng nóng và bụi sa mạc Sahara do gió thổi tới tích tụ. Nhiệt độ mặt biển trung bình ở Bắc Đại Tây Dương chạm ngưỡng nóng nhất lịch sử, với tốc độ ấm lên ở phía đông Địa Trung Hải, biển Baltic, biển Đen và phía nam Bắc Cực cao hơn ba lần so với mức trung bình toàn cầu.

Sóng nhiệt trên biển, gây hại cho nhiều loài vật, cũng kéo dài tới 5 tháng ở một số khu vực như vùng biển phía tây Địa Trung Hải, eo biển Manche và phía nam Bắc Cực. Lượng mưa dưới mức bình thường trên phần lớn châu Âu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dự trữ nước. Hạn hán cũng ảnh hưởng đến sản xuất điện, làm giảm công suất của thủy điện và một số nhà máy điện hạt nhân, vốn dựa vào nước để làm mát.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu một điểm tích cực là điện gió và mặt trời đã tạo ra 22,3% điện năng của EU vào năm 2022, lần đầu tiên vượt qua khí hóa thạch (20%). "Báo cáo xác nhận hai điều mà chúng tôi đã biết: biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến châu Âu và chúng tôi cũng đã có các giải pháp về công nghệ năng lượng tái tạo", Leslie Mabon, giảng viên về hệ thống môi trường tại Đại học Open, nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 10/05/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News