Con người làm lệch Trái đất vì đào giếng
Hoạt động khoan nước ngầm trên khắp hành tinh từ trong 30 năm qua đã khiến các cực của Trái đất trôi đi 80cm.
Trong khoảng 2 thập kỷ, con người đã khoan và bơm nhiều nước lên khỏi mặt đất đến mức khiến các cực dịch chuyển gần một mét, nói cách khác là làm lệch trục Trái đất. Mức dịch chuyển này tương đương với sự trôi dạt vùng cực do băng tan ở Greenland trong cùng khoảng thời gian.
Trục Trái đất đã bị dịch chuyển do hoạt động của con người. (Ảnh: Shutterstock).
“Mọi người sẽ không nhận thức được sự lắc lư hoặc trôi dạt của Trái đất", Clark Wilson, nhà nghiên cứu tại Đại học Texas ở Austin, người đã đã lập mô hình về sự trôi dạt của các cực, cho biết.
Bởi vì Trái đất không phải là một hình cầu hoàn hảo, nó dao động vài mét mỗi năm. Các cực cũng trôi dạt do sự thay đổi phân bố khối lượng trên khắp hành tinh, chẳng hạn như sự chuyển động của nước theo mùa.
“Có một số nguyên nhân góp phần vào sự trôi dạt vùng cực. Khoan nước ngầm và làm đầy các hồ chứa, hay biến đổi khí hậu làm tan chảy sông băng làm mực nước biển dâng cao, đều góp phần vào sự trôi dạt", Wilson giải thích.
Ước tính lượng nước ngầm được bơm lên mặt đất từ năm 1993-2010 vào khoảng 2.100 gigaton. Theo kết quả mô hình hóa, các vùng cực bị trôi dạt khoảng 80 cm do lượng nước ngầm này bị dịch chuyển từ lòng đất lên bề mặt. Các tầng chứa nước lớn nằm ở vĩ độ trung bình, có ảnh hưởng lớn nhất đến sự trôi dạt vùng cực. Đây là lý do khoan và bơm nước ngầm ảnh hưởng mạnh đến vị trí vùng cực, Wilson giải thích.
Nhóm nghiên cứu cho biết điều này không gây ra hậu quả cụ thể nào về sự thay đổi độ dài của ngày hoặc của các mùa, tuy nhiên vị trí chính xác của trục Trái đất thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến các công nghệ GPS hoạt động.
Phát hiện này cho thấy con người đã bơm lượng nước lớn như thế nào, theo Manoochehr Shirzaei, nhà nghiên cứu tại Virginia Tech. “Con số chính xác không thực sự quan trọng. Quan trọng là khối lượng khổng lồ đến mức nó có thể tác động đến sự trôi dạt cực của Trái đất”, Shirzaei nói.
Chuyên gia này lưu ý thêm rằng con người đang bơm nước ngầm nhiều hơn nữa trong thế kỷ 21, để ứng phó với tình trạng hạn hán do biến đổi khí hậu, và để trồng nhiều loại cây ở những nơi khô hạn.

Một công tắc trên máy bay khiến tất cả hành khách và phi công rơi vào hôn mê, 121 người tử vong
Hai chiếc máy bay chiến đấu được cử lên kiểm tra xem chuyện gì đang xảy ra với chuyến bay 522 của hãng Helios.

Thị trấn kỳ lạ nơi người dân sống chung "một mái nhà", ai cũng "thủ sẵn" ống nhòm
Người ta nói rằng tòa nhà này giống như một " thành phố thu nhỏ", có cả bệnh viện, bưu điện, sở cảnh sát, tạp hóa, tiệm giặt là, bể bơi...

Đây sẽ là hình dáng của người làm việc tại nhà vào năm 2100
Sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài và không làm việc ở nơi phù hợp có thể biến đổi hình dáng của các nhân viên làm từ xa trong tương lai.

Kỳ lạ căn nhà có thể "tàng hình" theo cảnh quan và thời tiết ở Thụy Sĩ
Căn nhà như một tác phẩm nghệ thuật phản chiếu sự thay đổi của thiên nhiên qua các mùa trên dãy núi Alps.

"Ngôi làng trên biển" ở Trung Quốc: Nhà cửa nổi lênh đênh, cuộc sống tiện nghi không thua trên đất liền
Cuộc sống ở " ngôi làng trên biển" không khác gì các thành phố trên đất liền.

25 nước có người dân thấp nhất thế giới: Việt Nam đứng thứ mấy?
Trên thế giới, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có sự khác biệt khoảng 20 cm (7,8 inch) giữa chiều cao trung bình của một đứa trẻ ở các quốc gia cao nhất và thấp nhất, theo BBC.
