Chạy đua với thời gian để bảo tồn ngôn ngữ
Trung bình cứ 2 tuần có một ngôn ngữ chết. Đến cuối thế kỷ này, gần một nửa thứ tiếng trên Trái đất sẽ biến mất. Nhiều nhà khoa học đang cố gắng ghi chép lại chúng cho thế hệ sau.
Tiếng Hebrew từng suýt tuyệt chủng, nhưng sau đó đã được hồi sinh trong cộng đồng người Do Thái. Ảnh: followme-series.org. |
Khái niệm "chết", theo Himmelmann cũng lại là quá căng thẳng. Theo ông, đây là một sự thay đổi ngôn ngữ. Đó là một quá trình tự nhiên và năng động. Nhiều phần của tiếng nói cũ thường được tiếp nhận mang theo, ngôn ngữ tách ra, và một ngôn ngữ mới thành hình.
Thí dụ được biết đến nhiều nhất là tiếng La tinh. Tiếng nói của những người Roma xưa kia chỉ còn sống trong tòa thánh Vatican, ngoài ra là một ngôn ngữ chết. Nhưng các ngôn ngữ phát triển từ tiếng La tinh thì vẫn còn sống động, như tiếng Italy và tiếng Tây Ban Nha.
Vấn đề là ở chỗ những ngôn ngữ đang bị đe dọa ngày nay chưa được phổ biến rộng rãi như tiếng La tinh. Đó là những ngôn ngữ mà vào thời nở rộ chỉ được một vài nghìn người thông thạo, ngày nay chưa đến 50 người.
Cần những gì để bảo tồn một tiếng nói
Nhà ngôn ngữ học người Mỹ David Harrison, cũng như ông Himmelmann là một chuyên gia về những ngôn ngữ đang bị đe dọa, mô tả các vấn đề khó khăn trong việc bảo tồn này: "Khi một ngôn ngữ hấp hối, các nhà ngôn ngữ học thường gặp phải tình trạng là chỉ còn những người già nua yếu sức biết nói mà lại có thể là sống rải rác trong một vùng rộng lớn".
Để ghi chép lại khuôn khổ cơ bản của một ngôn ngữ người ta cần "vài nhà ngôn ngữ học và 2 đến 3 năm". Nhưng thường thì các nhà ngôn ngữ học không có nhiều thời gian như thế, vì sự chuyển đổi ngôn ngữ diễn ra ngày nay với một vận tốc rất nhanh. "Chúng ta sống trong một nền kinh tế thông tin toàn cầu", Harrison nhận xét. "Tính áp đảo của một vài ngôn ngữ làm thiệt thòi cho những ngôn ngữ nhỏ".
Toàn cầu hóa đã góp phần làm cho một vài ngôn ngữ lớn - dẫn đầu là tiếng Anh - xâm nhập đến tất cả những nơi hẻo lánh của Trái đất và đẩy lùi những ngôn ngữ nhỏ ở đó.
Nhưng tốt hơn cả là tất cả mọi người trên toàn thế giới đều nói cùng một thứ tiếng? Điều này sẽ đơn giản hóa thông tin, tiết kiệm thời gian và tiền bạc - và việc học từ vựng tốn nhiều công sức cũng sẽ không còn nữa? Cớ gì lại phải cố gắng bảo tồn ngôn ngữ?
Nhà nghiên cứu về ngôn ngữ Himmelmann phản đối: "Tôi cho rằng một ngôn ngữ thống nhất toàn cầu là điều không thể. Nếu như ngôn ngữ chỉ là phương tiện thông tin, thì đã có một thứ tiếng nói toàn cầu từ lâu rồi. Nhưng ngôn ngữ cũng có chức năng tạo văn hóa và vì thế mà có tiếng nói khác nhau".
Nhà ngôn ngữ học so sánh việc ghi chép lại một ngôn ngữ – tức thành phần phi vật chất của văn hóa với việc bảo tồn một thành tựu văn hóa hữu hình: Mặc dù kim tự tháp không còn được sử dụng cho những mục đích nguyên thủy nữa, chúng vẫn còn đứng trong sa mạc ngày hôm nay - và không ai lại có ý nghĩ phải giật sập chúng đi.
Tái sinh một ngôn ngữ phụ thuộc vào người dân bản địa
"Những nhà ngôn ngữ học chỉ có thể góp một phần vào việc bảo tồn tiếng nói", bà Silvia Kutscher từ Viện ngôn ngữ học của Đại học Cologne nói. "Thí dụ như viết lại văn phạm. Điều đó có thể tạo thêm động lực và tự tin. Nhưng tái sinh một ngôn ngữ phụ thuộc vào người dân bản địa. Phải chính họ mới làm được."
Hồi sinh một ngôn ngữ cũng có thể thành công, thí dụ như tiếng Hebrew. Cùng với việc thành lập "Hội đồng ngôn ngữ Hebrew" trong năm 1889, việc phục sinh cho ngôn ngữ của Kinh Thánh được bắt đầu. Ngày nay tiếng Hebrew được hằng triệu người sử dụng như tiếng mẹ đẻ.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc
Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.
Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất
Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.
Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị
Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.
Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế
Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.
Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người
Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.
Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người
Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.
Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel
Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.
Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm