Chạy đua vũ trang trong... một giọt nước

Một số vùng biển rất ít sinh vật, thoạt trông giống “sa mạc nước mặn” nhưng khi được nghiên cứu kỹ lại có mật độ các loài vi sinh vật cao đến ngạc nhiên.


Vi khuẩn Prochlorococcus có khả năng tự đột biến để chống lại vi-rút “ngoại xâm” - Ảnh: Proportal.mit.edu

Theo chuyên san Nature, trong 50 mét đầu tiên dưới bề mặt đại dương, mỗi lít nước biển có khoảng 100 tỉ vi-rút “chen chúc” nhau. Làm thế nào các loài vi sinh vật khác (vi khuẩn, sinh vật đơn bào...) có thể tồn tại trước những kẻ ký sinh hung hăng, đông hơn mình gấp 10 lần này? Câu trả lời đến từ các nhà khoa học thuộc Viện Technion (Israel): chúng phải tự “vũ trang” cho mình bằng cách thay đổi một số thông tin di truyền.

Theo nghiên cứu trên Prochlorococcus, một loại vi khuẩn hình cầu có khả năng quang hợp (vi khuẩn lam) sống tại các đại dương nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khi bị tấn công, Prochlorococcus sẽ tự làm đột biến một loại gien, gây cản trở khả năng bám vào vỏ tế bào vật chủ của vi-rút. Chiến lược này tỏ ra rất hiệu quả, những cũng gây một số “phiền toái” vì các Prochlorococcus đột biến sẽ sinh sản chậm hơn và cũng dễ bị các vật ký sinh khác tấn công hơn.

Không chịu kém cạnh, vi-rút cũng tự tạo đột biến để tăng cường các “vũ khí” hiện đại hơn, giúp chúng tái xâm nhập vào những vật chủ Prochlorococcus đã được phòng vệ kỹ càng. Ở cuộc “chạy đua vũ trang” trong một giọt nước này, vi-rút thường tấn công vào những loại khuẩn có số lượng đông đúc nhất. Nhờ vậy, theo dòng thời gian, chúng giúp môi trường đại dương giữ được tính đa dạng ở nhóm vi sinh vật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật

Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật

Bạn đã từng nghe cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay di chuyển? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.

Đăng ngày: 25/04/2025
Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam

Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam

Bướm lá khô khi gập cánh ngụy trang giống y hệt chiếc lá, cánh của bướm khế có hoa văn trang trí đẹp, thu lại giống hình đầu rắn đe dọa đối thủ để thoát khỏi sự săn đuổi.

Đăng ngày: 23/04/2025
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News