Chế phẩm của Đức giải cứu hồ bẩn ở Hà Nội

Xí nghiệp Thoát nước số 4, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội đang làm sạch các hồ Hoàng Cầu, Văn Chương bằng công nghệ Redoxy-3C tân tiến mới của Đức.


Sau khi thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước hồ bằng công nghệ Redoxy-3C của Đức tại các hồ Hố Mẻ, Ba Mẫu, Giáp Bát và thu được kết quả khả quan, chiều 25/9, Xí nghiệp Thoát nước số 4, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội tiếp tục áp dụng công nghệ này để làm sạch hồ Hoàng Cầu và Văn Chương.


Những thùng chế phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng độc quyền của UBND TP Hà Nội từ Đức. Đây cũng là lần đầu tiên một công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường được ứng dụng tại Việt Nam. Redoxy-3C là chế phẩm của Đức, thân thiện với môi trường, chế phẩm có 3 tác dụng là loại bỏ các cation kim loại như Al, As, Cd, Cu, Pb... loại bỏ các armoni oxy hóa các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ.


Công nhân Công ty Thoát nước Hà Nội kiểm tra các thiết bị và đổ chế phẩm vào máy sục, chế phẩm này sẽ được hòa tan và sục thẳng xuống lòng hồ. Hiện tại, chế phẩm này đã được thử nghiệm ở 22 hồ, ao của Hà Nội.


Việc thực nghiệm tại hiện trường chế phẩm Redoxy-3C theo 3 bước gồm lấy và phân tích mẫu trước khi xử lý, phun và rải chế phầm Redoxy-3C, tiếp theo là phân tích mẫu sau thử nghiệm.


Thông số thủy lý hóa không vượt ngưỡng cho phép để các loài sinh vật thủy sinh sinh trưởng và phát triển. Các loài thực vật nổi trên hồ không bị ảnh hưởng, ô xy trong nước nhiều hơn...


Trước đó, Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội đã tiến hành xử lý nước bị ô nhiễm ở 2 hồ tại thôn Đại Hòa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Đây là 2 hồ đầu tiên ở ngoại thành Hà Nội được thí điểm xử lý nước bằng chế phẩm từ Đức.


Sau thử nghiệm, độ PH kiềm, nồng độ TSS, BOD, COD... và mật độ coliform trong các hồ giảm, thông số thuỷ lý hoá không vượt ngưỡng, các loài sinh vật, thuỷ sinh sinh trưởng và phát triển tốt.


Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội cho biết sau khi xử lý nước bằng chế phẩm Redoxi-3C, thông thường sau 24h, nước hồ sẽ trong xanh trở lại. Trước khi sử dụng chế phẩm, các ao hồ sẽ được lấy mấu nước nhiều lần, ở các thời điểm khác nhau để phân tích và xử lý thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Khi xác định rõ liều lượng chế phẩm cần thiết một các khoa học lực lượng chức năng mới triển khai trực tiếp tại các ao, hồ. Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội cho biết, việc ứng dụng công nghệ Redoxy-3C mang lại hiệu quả, chi phí lại giảm khoảng 2/3 so với trước đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News