Chế tạo gỗ không cần chặt cây

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát triển thành công gỗ từ tế bào cúc ngũ sắc trong phòng thí nghiệm.

Thế giới hiện có nhiều nghiên cứu nhằm tạo ra thịt trong phòng thí nghiệm, giúp động vật khỏi bị giết mổ. Tuy nhiên, gỗ vẫn được thu hoạch bằng cách chặt cây. Nhóm nghiên cứu của chuyên gia Ashley Beckwith tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tìm cách tạo ra gỗ từ phòng thí nghiệm để hạn chế tình trạng này, New Atlas hôm 20/1 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Journal of Cleaner Production.


Ảnh hiển vi của cấu trúc giống gỗ phát triển trong khuôn gel. (Ảnh: MIT).

Đầu tiên, các chuyên gia tách lấy tế bào sống từ lá cúc ngũ sắc (Zinnia). Họ đặt số tế bào này vào một dung môi nuôi cấy dạng lỏng để chúng sinh sôi, sau đó chuyển vào một khuôn gel 3D. Tại đây, chúng tiếp tục phát triển và tăng nhanh về số lượng.

Các nhà khoa học bổ sung hai hormone thực vật là auxin và cytokinin, thúc đẩy tế bào sản sinh lignin - loại polymer hữu cơ giúp gỗ trở nên đặc và chắc. Quá trình này cho phép họ tạo ra một cấu trúc nhỏ và cứng tương tự gỗ có hình dạng giống khuôn gel. Khi thay đổi mức hormone, nhóm nghiên cứu có thể kiểm soát lượng lignin mà các tế bào sinh ra, nghĩa là có thể điều chỉnh các đặc điểm cấu trúc của gỗ nhân tạo.

Dù mọi thí nghiệm đến nay đều chỉ có quy mô nhỏ, các nhà khoa học hy vọng trong tương lai, công nghệ mới sẽ cho phép "trồng" các sản phẩm gỗ như bàn ghế khi cần. Nếu vậy, con người sẽ không phải chặt cây, vận chuyển và xử lý, cũng không cần cưa gỗ theo đúng chiều dài rồi dán hoặc đóng đinh lại với nhau.

Nhóm chuyên gia đang nghiên cứu tính khả thi của việc mở rộng quy mô để phục vụ cho mục đích thiết thực. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc. "Một vấn đề lớn là làm thế nào để áp dụng thành công này với những loài cây khác. Thật thiếu sót nếu cho rằng chúng ta sẽ làm được điều tương tự với mọi loài cây. Có thể chúng sẽ có những cách kiểm soát khác nhau", tiến sĩ Luis Fernando Velasquez-Garcia cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 12/04/2025
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 16/03/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 14/03/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 23/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News