Chế tạo màn hình điện tử phân hủy sinh học

Các nhà khoa học Đức vừa chế tạo thành công màn hình điện tử có thể ủ để phân hủy sinh học khi không còn dùng đến nữa. Nghiên cứu này giúp giảm lượng rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

Nghiên cứu này được mô tả trong một bài báo mới được xuất bản trên Tạp chí Vật liệu Hóa học.

Chế tạo màn hình điện tử phân hủy sinh học
Màn hình phân hủy sinh học có thể được dán lên da người hoặc được sử dụng trong bao bì thực phẩm. (Ảnh: KIT).

Được tạo ra bởi các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT) của Đức, thiết bị này là một loại màn hình điện sắc. (Điện sắc - electrochromic hiểu nôm na là một công nghệ lớp phủ đặc biệt gọi là oxit vonfram trên kính hoặc các hợp chất trong suốt. Khi oxit vonfram được phủ lên, bề mặt của vật liệu trong suốt đó sẽ có khả năng dẫn điện).

Màn hình điện tử sinh học này sử dụng một loại polymer hữu cơ được gọi là PEDOT: PSS, trong đó lượng ánh sáng hấp thụ thay đổi khi áp dụng điện áp, kết quả là các phân đoạn riêng lẻ của màn hình thay đổi giữa trạng thái gần như trong và mờ.

Hỗn hợp polyme đó làm cho màn hình vừa dẻo vừa dính. Và giống như các màn hình điện sắc khác, màn hình này có thể được sản xuất bằng máy in phun.

Nghiên cứu cho biết, quy trình in thiết bị này có thể dễ dàng mở rộng để sản xuất thương mại. Nó cũng cho phép sản xuất các loạt màn hình chuyên dụng nhỏ với hình dạng hoặc kích thước tùy chỉnh.

Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ này có thể sẽ được sử dụng trong các ứng dụng vòng đời ngắn. Chẳng hạn các cảm biến đeo trên da dùng một lần để theo dõi tình trạng của bệnh nhân hoặc bao bì thực phẩm để báo hiệu thực phẩm có bị hư hỏng hay không.

Nhà khoa học Gerardo Hernandez-Sosa, người đứng đầu Nhóm Điện tử in tại Viện công nghệ Ánh sáng của KIT cho biết: “Theo những gì chúng tôi biết, đây là lần đầu tiên màn hình có thể phân hủy sinh học được tạo ra bằng cách in phun. Nó sẽ mở đường cho những đổi mới bền vững cho các linh kiện điện tử khác và sản xuất các thiết bị điện tử thân thiện hơn với môi trường".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quần tự phồng cứu người đi xe máy gặp nạn

Quần tự phồng cứu người đi xe máy gặp nạn

Những sáng tạo trong thiết kế túi khí giúp giảm nguy cơ bị thương cho người đi xe máy nếu xảy ra tai nạn.

Đăng ngày: 23/01/2021
Phương pháp độc lạ giúp bảo quản nho tươi đến 6 tháng

Phương pháp độc lạ giúp bảo quản nho tươi đến 6 tháng

Gangina là một phương pháp truyền thống để giữ nho và các loại trái cây khác tươi ngon trong vài tháng, bằng cách giữ chúng trong các thùng kín làm bằng đất ướt.

Đăng ngày: 23/01/2021
Robot viết tay siêu tinh xảo này là cứu tinh của những người viết chữ xấu

Robot viết tay siêu tinh xảo này là cứu tinh của những người viết chữ xấu

Con robot này chắn chắn đánh gục được những ai viết chữ xấu và khiến ta phải mê mẩn ngắm nhìn.

Đăng ngày: 22/01/2021
Chế tạo gỗ không cần chặt cây

Chế tạo gỗ không cần chặt cây

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát triển thành công gỗ từ tế bào cúc ngũ sắc trong phòng thí nghiệm.

Đăng ngày: 22/01/2021
Đếm voi từ không gian bằng vệ tinh và máy tính thông minh

Đếm voi từ không gian bằng vệ tinh và máy tính thông minh

Một nhóm do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford và Đại học Bath ở Anh dẫn đầu đã phát triển một phương pháp đếm số lượng voi châu Phi bằng hình ảnh từ vệ tinh Maxar.

Đăng ngày: 21/01/2021
Nga phát triển thiết bị tìm kiếm kim loại quý trên Mặt trăng và Hỏa tinh

Nga phát triển thiết bị tìm kiếm kim loại quý trên Mặt trăng và Hỏa tinh

Các nhà khoa học Nga tạo ra nguyên mẫu trong phòng thí nghiệm của thiết bị Lunokhod-Geolog, được sử dụng tìm kiếm khoáng sản trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 21/01/2021
Máy tính sẽ dự đoán được tương lai gần

Máy tính sẽ dự đoán được tương lai gần

Giới khoa học đã đạt một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra máy tính lượng tử, phục vụ cho mọi nhu cầu hằng ngày của con người trong tương lai.

Đăng ngày: 20/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News