Điều ít biết về thành phố đông dân nhất Trung Quốc

Thành phố nằm trên hợp lưu sông, sở hữu hệ thống tàu điện ngầm lớn thứ 2 thế giới và phố cổ còn tồn tại từ Trung Hoa cổ.

Thượng Hải là nơi giao thoa giữa văn hóa truyền thống của Trung Quốc và nét hiện đại từ phương Tây. Dưới đây là những điều ít người biết về thành phố này.

1. Đông dân nhất Trung Quốc

Theo dữ liệu mới nhất của Worldometer, dân số Thượng Hải ước tính khoảng 22,3 triệu người. Cộng đồng người nước ngoài cư trú tại Thượng Hải cũng lớn nhất Trung Quốc đại lục với khoảng 200.000 người.

2. Vị trí đắc địa

Tên gọi của thành phố ghép từ 2 chữ Hán. "Thượng" nghĩa là trên,"Hải" là biển, nghĩa là "trên biển". Đây là vị trí đắc địa, nơi sông Hoàng Phố đổ ra biển. Tên Thượng Hải lần đầu tiên được đề cập vào thế kỷ 11, khi nó mới chỉ là một thị trấn nhỏ. Đến nay, thành phố này đã phát triển và mở rộng đến tận sông Dương Tử và biển Hoa Đông.

Điều ít biết về thành phố đông dân nhất Trung Quốc
Thượng Hải nằm trên hợp lưu sông Hoàng Phố, sông Dương Tử và biển. (Ảnh: The Biggest Cities in China).

3. Trở thành đô thị từ thế kỷ 19

Ban đầu, Thượng Hải là một làng chài nhỏ, sau trở thành một thị trấn vào năm 1074, và trở thành một quận lỵ vào năm 1272. Dưới triều đại nhà Thanh, nơi đây là một cảng quan trọng trong thế kỷ 18. Năm 1842, người Anh chiếm Thượng Hải và không lâu sau đó, cảng mở cửa cho thương mại quốc tế. Nơi đây trở nên thịnh vượng và nhanh chóng trở thành một đô thị vào thế kỷ 19.

4. Phố cổ vẫn tồn tại

Phố cổ Thượng Hải vốn nằm trong bức tường thành hình tròn bao quanh. Bức tường đã bị phá hủy hầu hết vào thế kỷ 20. Tuy nhiên, một phần nhỏ của nó vẫn tồn tại. Tại đây vẫn còn sót lại những di tích lịch sử ấn tượng. Vườn nhà Dự Viên, chùa Phật Ngọc... là những minh chứng cho đặc điểm kiến trúc từ thời Trung Hoa cổ.

Điều ít biết về thành phố đông dân nhất Trung Quốc
Phố cổ tạo dấu ấn cổ kính giữa các công trình hiện đại tại Thượng Hải. (Ảnh: The Biggest Cities in China).

5. Đa dạng kiến trúc trên Bến Thượng Hải

Vào đầu thế kỷ 20, thành phố bùng nổ với thương mại quốc tế. Các công ty lớn mạnh đã mở văn phòng của họ tại khu vực bờ kè, tạo nên hình ảnh Bến Thượng Hải nổi tiếng thế giới. Bạn có thể chiêm ngưỡng các tòa nhà theo kiến trúc tân cổ điển và tất cả các loại phong cách kiến trúc phục hưng, bao gồm Romanesque, Gothic, Renaissance và Baroque, thậm chí là kiến trúc Art Deco hiện đại.

6. Phố đi bộ

Một trong những điều khiến thành phố cảng này trở thành một trong những nơi đáng sống là nó có rất nhiều khu vực chỉ dành cho người đi bộ. Một trong số những khu vực nổi tiếng nhất là vườn Dự Viên trong phố cổ, khu xung quanh tô giới Pháp, khu mua sắm Xintiandi, hay phố Tianzi Fang chuyên về thủ công và nghệ thuật.

7. Khu nhà ở đặc trưng

Khu nhà ở công cộng ở Thượng Hải có tên gọi riêng là Longtang hoặc Lilong. Trong các Lilong có những căn nhà theo phong cách Shikumen, có nghĩa "cổng đá". Đây là một kiểu nhà ở đặc trưng của Thượng Hải, pha trộn giữa cấu trúc nhà ở Trung Quốc và phương Tây, cao hai đến ba tầng, với sân trước được bảo vệ bởi một bức tường gạch cao. Lối vào mỗi con hẻm thường được bao bọc bởi một vòm đá kiểu cách. Nhiều tài liệu ghi nhận đã từng có tới 9.000 Shikumen trên khắp Thượng Hải. Nhiều ngôi nhà vẫn được bảo tồn và tồn tại đến ngày nay.

Điều ít biết về thành phố đông dân nhất Trung Quốc
Các Shikumen tại Thượng Hải được bảo tồn đến ngày nay. (Ảnh: Shanghai Street Stories).

8. Hệ thống tàu điện ngầm lớn thứ 2 thế giới

Thượng Hải đã xây dựng hệ thống tàu điện ngầm trong suốt 30 năm. Sau Thế chiến thứ hai, chính quyền Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng hệ thống tàu điện ngầm tại 4 thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Thẩm Dương. Tuy nhiên, phải đến năm 1986 Thượng Hải mới bắt đầu xây dựng. Phần đầu tiên mở cửa vào năm 1993.

Ngày nay, hệ thống tàu điện ngầm đây gồm 16 tuyến tàu với tổng chiều dài dài hơn 670 km. Đây là hệ thống tàu điện ngầm lớn thứ hai thế giới sau Bắc Kinh. Bên cạnh đó, thành phố còn vận hành chuyến tàu nhanh nhất thế giới "Maglev Thượng Hải" kết nối thành phố với sân bay quốc tế Phố Đông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự biến mất của loài voi ma mút đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Trái đất ra sao?

Sự biến mất của loài voi ma mút đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Trái đất ra sao?

Khi nghĩ đến Siberia, điều gì xuất hiện trong tâm trí bạn? Một vùng đất phủ tuyết trắng dày đặc với những rừng cây lá thông như hình trên?

Đăng ngày: 20/01/2021
Bí ẩn hang động chứa đầy

Bí ẩn hang động chứa đầy "chuông tử thần" ở Mexico

Những thạch nhũ có hình dạng kỳ lạ ở sâu bên dưới hố sụt 50 mét ở Mexico được mệnh danh là chuông tử thần.

Đăng ngày: 19/01/2021
Top 8 điều ít người biết về thủ đô Washington

Top 8 điều ít người biết về thủ đô Washington

Không phải tổng thống nào cũng sống trong Nhà Trắng, và chỉ có duy nhất một người được chôn cất tại thủ đô.

Đăng ngày: 19/01/2021
Vương quốc cổ bị lãng quên trên sa mạc Sudan

Vương quốc cổ bị lãng quên trên sa mạc Sudan

Vương quốc Kush (hay Cush) là một quốc gia cổ đại hùng mạnh đã tồn tại (hai lần) ở khu vực ngày nay là phía bắc của Sudan.

Đăng ngày: 18/01/2021
Có nhiều hơn một kiểu tò mò, bạn thuộc kiểu nào?

Có nhiều hơn một kiểu tò mò, bạn thuộc kiểu nào?

Nhiều người trong chúng ta thường hiểu tò mò là sự kích thích và hứng thú đến một vấn đề nào đó trong đời sống. Nhưng hóa ra, không phải kiểu tò mò nào cũng giống nhau.

Đăng ngày: 18/01/2021
Cát ngọc hồng lựu tiết lộ hòn đảo bị Trái đất nuốt chửng rồi nhả ra

Cát ngọc hồng lựu tiết lộ hòn đảo bị Trái đất nuốt chửng rồi nhả ra

Bãi cát có màu sắc kỳ lạ và lấp lánh như bị lẫn ngọc hồng lựu trên bờ biển của một hòn đảo thuộc Papua New Guinea đã tiết lộ chuyến du hành thú vị của mảnh lục địa này vào lòng Trái Đất.

Đăng ngày: 18/01/2021
Tìm thấy

Tìm thấy "hòn đảo mất tích" nơi sự sống Trái đất đầu tiên ra đời

Những hòn đảo cổ đại thuộc về một thế giới đã mất có thể là quê hương của muôn loài trên Trái đất.

Đăng ngày: 18/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News