Chế tạo sừng tê giác giả để cứu tê giác thật

Các nhà khoa học đã chế tạo thành công một loại sừng tê giác giả bằng lông ngựa với mục đích làm rối loạn thị trường mua bán sừng tê giác và bảo vệ loài vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Theo CNN, trong một nghiên cứu được công bố hôm 8-11, các nhà khoa học của Đại học Oxford cho biết đã chế tạo thành công một loại sừng được tổng hợp từ lông ngựa giống với sừng tê giác. Thành phần tự nhiên và cách tạo thành chiếc sừng giả này giống hệt với sừng tê giác thật.

Chế tạo sừng tê giác giả để cứu tê giác thật
Sừng tê giác giả được chế tạo từ lông ngựa - (Ảnh: CNN).

"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc làm giả một chiếc sừng có đặc tính sinh học giống sừng tê giác thật là rất rẻ và dễ. Chúng tôi còn muốn phát triển công nghệ này hơn nữa với mục đích gây rối loạn thị trường thương mại, ép giá sừng thật và từ đó có thể hỗ trợ bảo tồn tê giác", giáo sư Fritz Vollrath của Đại học Oxford chia sẻ với CNN.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết thật ra sừng tê giác là lông mọc ra từ mũi của con vật, kết hợp cùng với collagen và một số chất khác mà tạo thành.

"Điều mà tôi hi vọng là việc nhận thức được sừng tê giác không phải là một chất thần thánh. Nó chỉ đơn giản là lông mọc ra từ mũi con tê giác kết hợp cùng vài chất khác. Không có gì đặc biệt, không có gì kỳ diệu", giáo sư Vollrath cho biết thêm.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc tạo ra sừng tê giác giả sẽ cản trở các nỗ lực thực thi pháp luật nhằm ngăn chặn nạn buôn sừng tê giác.

Chế tạo sừng tê giác giả để cứu tê giác thật
Nhiều người tin rằng sừng tê giác có thể chữa được nhiều loại bệnh, đặc biệt là ung thư - (Ảnh: CNN).

"Các nhân viên chấp pháp sẽ khó có thể phân biệt được sừng thật và giả, đặc biệt là nếu cả hai đều được bán trên thị trường dưới dạng bột hoặc được tổng hợp trong các loại dược phẩm khác", người phát ngôn của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) cho biết.

Cathy Dean, giám đốc điều hành của Tổ chức Save the Rhino (tạm dịch: Cứu lấy tê giác), cho biết: "Nếu bạn bắt được ai đó đang buôn bán sừng tê giác thật, họ có thể biện hộ rằng đây chỉ là sừng làm từ lông ngựa, và điều đó sẽ khiến quá trình truy tố trở nên khó khăn hơn".

Tê giác thường bị săn trộm để lấy sừng. Sừng tê giác được nhiều người tin rằng có thể chữa những bệnh như ung thư. Nạn săn trộm và mất đi môi trường sống đã khiến số lượng tê giác suy giảm mạnh trên thế giới. Trong năm 2018, hơn 890 con tê giác đã bị giết ở châu Phi.

Theo thống kê của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới, hiện có khoảng 20.000 con tê giác trắng, 5.000 con tê giác đen và 3.500 con tê giác một sừng còn sống sót. Riêng tê giác Sumatra và tê giác Javan - có tên trong danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng, chỉ còn lần lượt chưa tới 80 con và 68 con.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá chép có khuôn mặt giống người

Cá chép có khuôn mặt giống người

Con cá chép vàng bơi dưới nước có nhiều vệt đen trên mặt tương tự mắt, mũi và miệng của con người.

Đăng ngày: 11/11/2019
“Xã hội chim” phức tạp đầu tiên trên thế giới

“Xã hội chim” phức tạp đầu tiên trên thế giới

Nhiều loài động vật mang tính xã hội, nhưng chỉ một số ít có những gì mà các nhà sinh vật học gọi là xã hội phức tạp.

Đăng ngày: 07/11/2019
Đây là loài chim được mệnh danh là

Đây là loài chim được mệnh danh là "thánh tán gái" của thế giới động vật

Ở Australia tồn tại một loài chim có kĩ năng quyến rũ "bạn tình" vô cùng công phu và nghệ thuật.

Đăng ngày: 07/11/2019
“Người sói” phiên bản thật 100%: Thể chất phi thường, hung hăng, tấn công cả gấu Bắc Cực

“Người sói” phiên bản thật 100%: Thể chất phi thường, hung hăng, tấn công cả gấu Bắc Cực

Dù khác biệt về ngoại hình nhưng loài động vật này vẫn sở hữu những tố chất xứng đáng với danh xưng “người sói”, đặc biệt phải kể đến bản tính hung hăng kết hợp cùng cơ thể cường tráng, khiến chúng không hề ngại gây hấn với chó sói, gấu đen và thậm chí là gấu Bắc Cực.

Đăng ngày: 07/11/2019
Hỏi khó: Cá có ngủ không?

Hỏi khó: Cá có ngủ không?

Hầu hết các loài động vật đều có lúc ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng vì nó giúp cơ thể và bộ não nghỉ ngơi.

Đăng ngày: 06/11/2019
Xét nghiệm ADN cho chó hoang bỗng phát hiện ra loài thú hiếm có hàng đầu hành tinh

Xét nghiệm ADN cho chó hoang bỗng phát hiện ra loài thú hiếm có hàng đầu hành tinh

Chẳng ai ngờ chú chó hoang cô đơn, nằm trơ trọi ở góc vườn lại là một sinh vật cực kỳ quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Đăng ngày: 05/11/2019
Hổ được trồng răng nanh bằng vàng

Hổ được trồng răng nanh bằng vàng

Các bác sĩ nha khoa mất gần 80 phút để trồng răng giả bằng vàng cho con hổ cái bị sâu răng tại trung tâm bảo tồn Massweiler.

Đăng ngày: 05/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News