Chế tạo tàu nhôm chạy bằng điện ở tốc độ 130km/h
Công ty Sarvo Marine của Đan Mạch thông báo đang chế tạo thành công tàu nhôm Sarvo 37 dài 11,3 m, với sự kết hợp từ sức mạnh, tốc độ và tính thẩm mỹ đáng kinh ngạc. Sarvo 37 dự kiến được hoàn thành vào tháng 5.
Con tàu này chạy bằng điện có thể đạt tốc độ tối đa là 130 km/giờ. Trong khi đó, Sarvo 37 chỉ mất một giờ để có thể sạc đầy pin.
Theo Sarvo, thân tàu được phát triển đặc biệt và sử dụng 60% hàm lượng nhôm tái chế. Đồng thời, nó được thiết kế để không bị ăn mòn, ít phải bảo dưỡng, với sức mạnh lớn hơn so với thân tàu bằng sợi thủy tinh.
Sarvo 37 dự kiến được hoàn thành vào tháng 5.
Để có thể chạy trên quãng đường một cách tốt nhất, Sarvo đã điêu khắc thân tàu nhôm thành ba tầng với mũi nhọn hình chữ V. Thiết kế này giúp con tàu chạy xuyên qua vùng biển động với tốc độ thấp, trong khi đuôi tàu phẳng giúp chạy êm ở tốc độ cao hơn.
Hệ thống truyền động điện năng 4.780 kg của Sarvo 37 được chế tạo bởi Sarvo CTO Jonas Voss - cựu Giám đốc động cơ điện tại Công ty Koenigsegg Automotive. Voss đã tối ưu hóa công nghệ động cơ điện bằng cách kết hợp bộ pin 350 kWh với một ổ điện nhẹ, nhỏ gọn và cánh quạt chìm ở dưới.
Nhờ đó, giúp con tàu tăng tốc độ dễ dàng. Trong khi đó, vị trí và trọng lượng của pin giúp cải thiện khả năng cân bằng cũng như xử lý trên mặt nước của Sarvo 37.
Động cơ điện của con tàu tạo ra công suất lên tới 1.280 mã lực để có thể di chuyển về phía trước với tốc độ tối đa 130km/h. Một bộ pin phụ khẩn cấp có thể đưa Sarvo 37 trở lại bến, trong trường hợp pin chính có nguy cơ cạn kiệt.
Bên cạnh đó, hệ thống sạc thông minh Nerve 350 kWh chỉ mất một giờ để Sarvo 37 có thể hoạt động lại. Các bộ sạc có công suất thấp hơn sẽ yêu cầu thời gian lâu hơn, từ 5,5 giờ ở bộ sạc 60 kW, đến 15 giờ ở ổ cắm điện 400 V trên bờ. Thậm chí là 47 giờ đối với ổ cắm 230 V.
Sự mát lạnh của thân tàu bằng nhôm được kết hợp hài hòa với hơi ấm tỏa ra từ sàn gỗ. Các nhà nghiên cứu của Sarvo đã chọn chất liệu tổng hợp thay vì gỗ thật. Nhờ đó, giúp mang đến một thiết kế thân thiện với môi trường. Cũng theo công ty này, hỗn hợp nhựa của Sarvo 37 có 80% là thành phần tái chế, bao gồm rác nhựa được thu gom từ biển.
Hiện tại, Công ty Đan Mạch Sarvo cho biết sẽ không công bố giá của con tàu nhôm. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng hứa hẹn sẽ đưa ra một mức giá phù hợp. Việc chế tạo con thuyền đầu tiên đang được tiến hành và theo kế hoạch, Sarvo 37 sẽ được hoàn thành vào tháng 5.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
