Chế tạo thành công bút phân hủy sinh học đầu tiên trên thế giới

Mặc dù bút có thể không phải là một nguồn chất thải chôn lấp khổng lồ, nhưng nó vẫn làm tổn hại đến môi trường sau khi sử dụng. Mới đây, các nhà thiết kế đã cho ra đời bút Scribit hoàn toàn có thể phân hủy được.

Mặc dù bút có thể không phải là một nguồn chất thải chôn lấp khổng lồ, nhưng nó vẫn làm tổn hại đến môi trường sau khi sử dụng. Mới đây, các nhà thiết kế đã cho ra đời bút Scribit hoàn toàn có thể phân hủy được.

Chế tạo thành công bút phân hủy sinh học đầu tiên trên thế giới
Bút Scribit có thể dùng để vẽ bằng tay hoặc sử dụng trong robot Scribit vẽ tường của CRA. (Ảnh: Carlo Ratti Associati).

Chiếc bút do công ty thiết kế Italy Carlo Ratti Associati (CRA) tạo ra, là loại bút được chế tạo riêng cho robot vẽ tường Scribit hiện có của công ty, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để viết, vẽ bằng tay.

Vỏ bút có thể tái sử dụng được làm từ gỗ hoặc nhựa sinh học. Những người không quan tâm đến việc bút có thể phân hủy cũng có thể chọn vỏ bút bằng nhôm phủ lớp axit hóa. Ngòi và hộp mực có thể thay thế bên trong vỏ bút được làm từ "sợi tự nhiên". Mực nước được dùng trong bút không độc hại, được chứng nhận là có thể ăn được.

Chế tạo thành công bút phân hủy sinh học đầu tiên trên thế giới
 Bút Scribit được làm từ nhiều vật liệu khác nhau. (Ảnh: Carlo Ratti Associati).

Chủ tịch CRA Carlo Ratti, đồng thời là Giám đốc Phòng thí nghiệm Senseable City của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) cho biết: “Chúng tôi gặp rắc rối với số lượng nhựa mà robot Scribit thải ra sau khi vẽ lên tường. Bằng cách phát triển bút vẽ mới, chúng tôi có thể biến một trong những hành vi nguyên thủy của loài người, đó là vẽ, thành một hành động hoàn toàn bền vững".

Chế tạo thành công bút phân hủy sinh học đầu tiên trên thế giới
Cấu tạo của bút Scribit. (Ảnh: Carlo Ratti Associati).

Chế tạo thành công bút phân hủy sinh học đầu tiên trên thế giới
Robot vẽ tường Scribit thải ra nhiều bút khiến các nhà thiết kế chế tạo bút phân hủy sinh học. (Ảnh: Carlo Ratti Associati).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Gỗ sinh học phát quang có thể thắp sáng những ngôi nhà

Gỗ sinh học phát quang có thể thắp sáng những ngôi nhà

Một nhóm các nhà khoa học vừa công bố trên tạp chí ACS Nano rằng, họ đã phát triển màng gỗ sinh học có thể phát quang, kháng nước, một ngày nào đó có thể được sử dụng để phát sáng.

Đăng ngày: 16/11/2020
Thiết bị đặc biệt giúp người say rượu… vẫn tỉnh táo

Thiết bị đặc biệt giúp người say rượu… vẫn tỉnh táo

Ước tính có khoảng 3 triệu người chết mỗi năm vì các nguyên nhân liên quan đến rượu.

Đăng ngày: 15/11/2020
Công nghệ mới có khả năng chế ngự sét

Công nghệ mới có khả năng chế ngự sét

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) và UNSW Canberra đang phát triển công nghệ laser để kiểm soát đường đi và hướng của tia sét.

Đăng ngày: 15/11/2020
Anh phát triển xe robot giao hàng không cần GPS

Anh phát triển xe robot giao hàng không cần GPS

Một mẫu robot giao hàng tự động đang thử nghiệm vận chuyển thuốc đến các viện dưỡng lão ở London trong thời gian đại dịch.

Đăng ngày: 14/11/2020
Phương tiện đi nửa vòng Trái đất chỉ với... 1 lít xăng

Phương tiện đi nửa vòng Trái đất chỉ với... 1 lít xăng

Phương tiện tiết kiệm năng lượng nhất thế giới này có thể chở một người đi nửa vòng trái đất với một lít xăng.

Đăng ngày: 14/11/2020
Thiết bị phát hiện độ cay của ớt

Thiết bị phát hiện độ cay của ớt

Ớt của bạn cay đến mức nào? Đây là một câu hỏi tưởng chừng như khó có thể được giải đáp.

Đăng ngày: 14/11/2020
Khai thác ánh sáng và nhiệt từ “cửa sổ lỏng”

Khai thác ánh sáng và nhiệt từ “cửa sổ lỏng”

Các nhà khoa học cho biết, phát minh “cửa sổ lỏng” mới có thể chặn ánh sáng mặt trời để giữ cho tòa nhà mát mẻ nhưng cũng hấp thụ nhiệt tỏa ra vào ban ngày hoặc ban đêm để cắt giảm chi phí năng lượng.

Đăng ngày: 13/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News