Chế tạo xuồng điện cánh ngầm nhanh nhất thế giới
Mẫu xuồng điện P-30 có thể chở 30 hành khách ở tốc độ tối đa 56 km/h ở các sông hồ trong đô thị.
Công ty đóng tàu Candela ở Thụy Điển ra mắt mẫu xuồng cao tốc mang tên P-30. Phương tiện được thiết kế để trở thành tàu chở khách bằng điện nhanh nhất thế giới.
Thiết kế của mẫu xuồng điện cánh ngầm P-30. (Ảnh: Candela).
Trong tương lai, P-30 sẽ thay thế mọi xuồng diesel đang hoạt động ở thành phố Stockholm, góp phần làm sạch sông hồ và không khí xung quanh. Xuồng P-30 dài 12m, có đủ chỗ cho 30 hành khách, hoạt động nhờ hai bộ dẫn động bằng điện 60 kW. Nhờ đó, xuồng có thể đạt tốc độ tối đa 56km/h và tốc độ khai thác là 37 - 46km/h. Bộ pin lithium 180 kWh cung cấp tầm hoạt động hơn 110km.
Những thông số kỹ thuật trên sẽ biến P-30 thành xuồng điện chở khách nhanh nhất thế giới kiêm xuồng điện đầu tiên có tầm hoạt động dài. Một máy tính trên tàu đánh giá độ rung lắc 100 lần mỗi giây, giúp đưa ra các điều chỉnh để tàu cánh ngầm giữ thăng bằng và lướt êm trên mặt nước.
Thiết kế của P-30 không chỉ giảm 80% mức tiêu thụ năng lượng so với những xuồng nhanh hiện nay mà còn giúp phương tiện hoạt động ổn định. Điều này có nghĩa mẫu xuồng có thể di chuyển ở sông hồ trong đô thị với tốc độ cao hơn tàu thuyền chở khách khác, mà không ảnh hưởng tới các phương tiện hoặc cơ sở hạ tầng xung quanh.
"Hiện nay, phần lớn sông hồ không được sử dụng cho giao thông công cộng, dù phần lớn đường cao tốc bị tắc nghẽn trong giờ cao điểm", Gustav Hasselskog, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Candela, cho biết. "Việc tận dụng sông hồ cho phương tiện điện tốc độ cao có thể cách mạng hóa lưu thông trong thành phố như như San Francisco, Seoul hoặc Amsterdam ở chi phí cực thấp. Không cần thiết phải xây dựng cơ sở hạ tầng mới".
Các thử nghiệm trên biển với P-30 sẽ diễn ra vào năm 2022 ở Stockholm. Theo dự kiến, hoạt động thương mại sẽ bắt đầu từ năm 2023.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
